Nắng nóng sẽ gây thiệt hại về người trên quy mô lớn trong vài thập kỷ tới
8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu |
Chính con người đã gây ra biến đổi khí hậu |
Nắng nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu đã khiến nhiều khu vực trên thế giới trong mùa hè vừa qua rơi vào tình trạng hạn hán, mặt đất nứt nẻ (Ảnh: AFP). |
Ngày 10/10, Liên Hợp Quốc và IFRC đã cùng đưa ra một báo cáo chung về vấn đề nóng lên toàn cầu, trước khi Hội nghị chống biến đổi khí hậu của COP 27, diễn ra vào tháng 11 tới đây tại Ai Cập.
Báo cáo đã chỉ ra rằng, trong những thập kỷ tới đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ khiến các đợt nắng nóng gay gắt và thường xuyên hơn. Điều này có thể vượt quá mức giới hạn chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm của con người, không thể thích nghi.
"Theo quỹ đạo hiện tại, các đợt nắng nóng có thể đạt và vượt quá giới hạn sinh lý trong nhiều thập kỷ tới, đặc biệt là khu vực như Sahel (ranh giới châu Phi nằm giữa sa mạc Sahara), Nam Á và Tây Nam Á", báo cáo viết.
Đồng thời, Liên Hợp Quốc và IFRC đưa ra cảnh báo, nắng nóng kỷ lục sẽ gây thiệt hại về người trên quy mô lớn, đi cùng là những đợt di cư (tránh nóng) dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng trầm trọng.
Sóng nhiệt: Kẻ giết người thầm lặng
Biến đổi khí hậu đã gây ra những làn sóng nhiệt và thiệt hại trên quy mô lớn. Trong tương lai nó có thể gây ra thảm họa chết người.
Vào mùa hè vừa qua trên thế giới, sóng nhiệt đã hoành hành ở các quốc gia Bắc Phi, Úc, châu Âu, Nam Á, Trung Đông, một phần Trung Quốc và miền Tây Hoa Kỳ khiến hàng nghìn người thiệt mạng do không thể chịu đựng được với mức nhiệt độ kỷ lục.
Jagan Chapagain, Tổng thư ký IFRC cho biết: "Sóng nhiệt đã giết hàng nghìn người mỗi năm và con số này sẽ ngày càng nhiều hơn khi biến đổi khí hậu gia tăng".
Vào năm 2003, các đợt nắng nóng ở châu Âu khiến hơn 70.000 người thiệt mạng và hơn 55.000 người tại Nga (năm 2010).
Các chuyên gia dự đoán, tỷ lệ tử vong do nắng nóng có thể ngang ngửa số ca bệnh nhân tử vong vì ung thư vào cuối thế kỷ này.
Một chiếc máy bay phun chất chống cháy lên cây trong trận cháy rừng gần Belin-Beliet, Gironde, Tây Nam nước Pháp ngày 10/8, do nắng nóng kỷ lục gây ra (Ảnh: AFP). |
Báo cáo nhắc lại, nắng nóng khắc nghiệt là "kẻ giết người thầm lặng", và hệ thống nhân đạo không đủ khả năng để tự giải quyết một cuộc khủng hoảng khí hậu ở mức độ hiện tại.
Các tổ chức quốc tế đã đứng lên kêu gọi chính phủ và các công ty đầu tư bền vững để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và hỗ trợ thích ứng lâu dài đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo.
Một nghiên cứu trong báo cáo cho biết, người nghèo sống trong các khu vực thành thị sẽ tăng 700% vào năm 2050. Mức tăng cao nhất dự kiến sẽ xảy ra tại Tây Phi, châu Á, đặt thêm gánh nặng lên các tổ chức nhân đạo trên khắp thế giới.
Liên Hợp Quốc và IFRC nhấn mạnh, điều quan trọng lúc này là nhận thức của mọi người biết rằng, việc chúng ta thích ứng nhiệt độ khắc nghiệt là có giới hạn và cần hành động bằng mọi cách để giảm thiểu sự gia tăng nhiệt này.
Hãy nhớ rằng, nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra không được giảm một cách mạnh mẽ, thế giới sẽ phải đối mặt với mức nhiệt độ khắc nghiệt không thể tưởng tượng được.
Theo Dân trí
-
Hội thảo phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển
-
Quảng Nam: Trong 8 phút xảy ra 3 trận động đất
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Quảng Nam đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
-
Kinh nghiệm phòng chống lũ ống, lũ quét