Nâng cao chất lượng FDI: Cần tiếp tục tháo gỡ những… “nút thắt”
Thống kê cho thấy, hai tháng đầu năm 2024, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của nước ta đã đạt được kết quả rất tích cực. Cụ thể, vốn đầu tư đăng ký đạt 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023. Đáng nói, có không ít dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong tháng 2/2024, điển hình như: dự án Trina Solar Cell tại Thái Nguyên; dự án Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Quảng Ninh;...
Hai tháng đầu năm 2024, tình hình thu hút vốn đầu tư FDI của nước ta đã đạt được kết quả rất tích cực - Ảnh minh họa |
Thu hút vốn FDI tiếp tục là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm tới, tuy nhiên, theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng FDI như định hướng của Đảng, Nhà nước, cần tiếp tục tập trung tháo gỡ những “nút thắt” như: nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư phải được tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa. Cùng với đó là tìm hiểu kỹ “khẩu vị đầu tư” của các nhà đầu tư khác nhau, đặc biệt là các nền kinh tế Âu - Mỹ để tìm cách đáp ứng…
Nhìn nhận về vấn đề đã nêu, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trần Quốc Phương cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy và đánh giá được các tiềm năng và triển vọng của kinh tế Việt Nam trong những năm tới, Việt Nam là điểm đến hết sức hấp dẫn. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm, trong đó, cần thực hiện ba đột phá để thu hút các nhà đầu tư, giữ chân tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới.
Để duy trì đà tăng và giữ chân các tập đoàn lớn, theo chuyên gia, cần tiếp tục tháo gỡ những “nút thắt” - Ảnh minh họa |
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, có 3 lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quan tâm. Đầu tiên là hạ tầng và đất đai, đối với các dự án lớn, nhu cầu về đất đai rất lớn, nhà đầu tư đặt những yêu cầu về hạ tầng rất cao. Do vậy, giải pháp đối với lĩnh vực đất đai và hạ tầng là chúng ta tập trung tiếp tục hoàn thiện, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn như đã đặt ra trong triển khai xây dựng, và đặc biệt là triển khai ngay những văn bản hướng dẫn để thực hiện sớm trong những ngày đầu Luật Đất đai có hiệu lực.
Đây là điều không chỉ người dân Việt Nam mà cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước hết sức mong chờ và quan tâm. Bởi, trong Luật Đất đai có nhiều điểm mới, tháo gỡ cho việc thúc cho biêt.
Lĩnh vực thứ hai cần tập trung các giải pháp đột phá là nguồn nhân lực. Theo Thứ trưởng, với các nhà đầu tư nước ngoài, quy mô lớn, người ta đòi hỏi rất cao về nguồn nhân lực. Chúng ta có lợi thế nguồn nhân lực hết sức dồi dào, vẫn còn trong thời kỳ dân số vàng, nhưng cái chúng ta cần tập trung nhiều hơn là trình độ, kỹ năng của người lao động.
“Lĩnh vực thứ ba là thể chế - Chúng ta cần nghiên cứu tập trung sâu hơn là những chính sách mang tính khích lệ, động viên cũng như tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư có quy mô lớn để thực hiện các dự án lớn tại Việt Nam, đủ mức độ hấp dẫn và tối ưu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương bày tỏ.
Đồng thời nhấn mạnh, trên tất cả, điều các nhà đầu tư luôn quan tâm là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là cải cách về thủ tục hành chính.
Về vấn đề này, từ lâu các chuyên gia đã đồng nhất và cho rằng, Việt Nam đang cải thiện môi trường kinh doanh, để lấy được niềm tin của các nhà đầu tư, các bộ ngành và địa phương cần rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hành chính, hạn chế nhũng nhiễu và theo đúng quy định của họ, ngăn chặn triệt để những tiêu cực có thể xảy ra.
Theo GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), không nhà đầu tư nước ngoài nào muốn vào Việt Nam mà phải chờ một năm mới khai trương nhà máy, bị thủ tục hành chính, vấn nạn tham nhũng vặt cản trở. Do vậy, Việt Nam cần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư để thu hút “đại bàng”.
Còn theo chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành, đã đến lúc, Việt Nam phải chuyển sang môi trường kinh doanh thúc đẩy, tạo điều kiện, thay vì môi trường ngăn chặn, cắt giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh đơn thuần.
Liên quan đến vấn đề đã nêu, trước đó, TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng từng nhận định, thủ tục đầu tư phức tạp, quy trình thực hiện thủ tục không rõ ràng trong bối cảnh các quốc gia khác cũng đang đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI lớn, công nghệ cao đã làm Việt Nam mất cơ hội có thể có được.
Nhìn nhận về chiến lược thu hút nguồn vốn FDI những năm qua, ông Tim Evans - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam cần xác định các trở ngại trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, để từ đó tháo gỡ.
Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, có 3 “nút thắt” chính trong thu hút đầu tư FDI hiện nay gồm: chất lượng lao động, logistics và môi trường pháp lý.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Dòng vốn FDI đang hướng vào hàm lượng công nghệ cao Dòng vốn FDI đang có xu hướng đi vào những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như chip, chất bán dẫn. Đây là những điểm tích cực với dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua. |
-
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 9 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 3/10: Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 29/9: Thu hút FDI là điểm sáng kinh tế Việt Nam 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 17/9: Dư nợ bất động sản cao kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 13/9: Samsung rót thêm 1,8 tỷ USD vào Bắc Ninh
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (17/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Hà Nội đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực