Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nắm bắt xu thế bán lẻ để chiếm lĩnh thị trường

19:00 | 21/03/2019

456 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chia sẻ tại “Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam”, ngày 20/3, tại Hà Nội, bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam nhấn mạnh, nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi có thể xem là kim chỉ nam cho sự đổi mới của các doanh nghiệp và các kênh bán lẻ hiện nay.  
nam bat xu the ban le de chiem linh thi truong
Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh.

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy, các hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam như siêu thị, trung tâm thương mại có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2017 có 8.539 chợ, 957 siêu thị và 189 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn.

Thực tế, tại Việt Nam hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đóng góp rất lớn, khoảng 83%, ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng nhanh, trong khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 17%.

Tuy nhiên, bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết, kênh bán lẻ hiện đại đã đạt mức tăng trưởng lên tới 13% với 7.012 cửa hàng, trong đó có 4.541 minimart và cửa hàng đồ ăn, cho thấy sự chuyển dịch về xu hướng cửa hàng nhỏ trong thời gian vừa qua cũng như những năm tới, kết hợp với cầu nối giữa nhu cầu người tiêu dùng với môi trường bán lẻ hiện tại thông qua thương mại điện tử và các lựa chọn giao hàng nhanh chóng.

Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng đặc biệt yêu thích sự tiện lợi, quan tâm đến sức khỏe cũng như ưa chuộng và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm cao cấp. Cũng theo đại diện Nielsen Việt Nam, năm 2019, bán lẻ đa kênh sẽ là xu thế nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam. “Hành trình mua hàng của người tiêu dùng không còn là đường thẳng, mà thông qua nhiều kênh với rất nhiều điểm chạm, kết hợp giữa online và offline (trực tuyến và trực tiếp)”, bà Đặng Thúy Hà khẳng định.

Bà Đặng Thúy Hà nhấn mạnh, nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi có thể xem là kim chỉ nam cho sự đổi mới của các doanh nghiệp và các kênh bán lẻ hiện nay, trong đó cần cung cấp cho người dùng một nơi có tất cả các sản phẩm và dịch vụ, với giờ mở của lâu hơn, đặc biệt bán các thực phẩm tươi hoặc thức ăn, nguyên liệu nấu sẵn. Doanh nghiệp bán lẻ cũng cần chú ý đến trải nghiệm của người tiêu dùng, khi họ mong muốn dễ dàng lựa chọn, dễ dàng thanh toán trong không gian tự do, nhanh chóng, không bị làm phiền.

Bên cạnh đó, bà Đặng Thúy Hà cũng đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp bán lẻ đó là: cần nghiên xây dựng mô hình bán hàng đa kênh và cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm liền mạch; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cho nhãn hiệu riêng hoặc sảm phẩm phân phối độc quyền; cần khai thác các giải pháp công nghệ, dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách hàng; và đối với mô hình cửa hàng nhỏ, cần có hiểu biết sâu sắc về người mua hàng nhằm vào 4 yếu tố cơ bản là tối ưu danh mục sản phẩm, đáng giá đồng tiền, tiết kiệm thời gian và khuyến khích mua sắm thường xuyên.

nam bat xu the ban le de chiem linh thi truong
Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Trần Trọng Tuyến chia sẻ tại diễn đàn

Chia sẻ tại diễn đàn, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Trần Trọng Tuyến cho biết, xu hướng bán hàng đa kênh nổi bật một cách rõ nét nhất trong năm 2018. Các cửa hàng bán lẻ từ xưa tới nay đã “quen” kinh doanh truyền thống đang phải đứng trước sự chọn lựa hoặc phát triển thêm kênh trực tuyến, hoặc nhìn những đối thủ nhỏ hơn, mới hơn vượt qua. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam cũng đang duy trì ở mức 25 - 30%/năm.

Ông Trần Trọng Tuyến cho hay, trong khoảng 3 - 5 năm tới, cục diện kinh doanh thương mại điện tử sẽ thay đổi khá mạnh mẽ về mọi mặt từ tiếp thị, thanh toán trực tuyến, vận chuyển, các kênh bán hàng online sẽ được chú trọng hơn, đồng thời tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ tân tiến như chatbot, dữ liệu lớn, thực tế ảo... để phục vụ kinh doanh hiệu quả. Nếu được ứng dụng khai thác đúng cách sẽ giúp các nhà bán lẻ cập nhật được thị trường, đồng thời tối ưu hóa đầu tư dựa vào các quyết định đúng đắn từ cơ sở số.

Nguyễn Hoan

nam bat xu the ban le de chiem linh thi truongTạo sức bật mới phát triển nhanh và bền vững
nam bat xu the ban le de chiem linh thi truongLàm thế nào để đưa Việt Nam trở thành “con hổ mới” của kinh tế châu Á
nam bat xu the ban le de chiem linh thi truongKinh nghiệm quốc tế về quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng
nam bat xu the ban le de chiem linh thi truongChủ tịch WEF: "Lỡ chuyến tàu Cách mạng 4.0 là bỏ lỡ sự phát triển thịnh vượng"