Mỹ mở đường cho hoạt động khoan dầu khí trong khu bảo tồn thiên nhiên Alaska
Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt nói với Wall Street Journal rằng, việc bán quyền khai thác dầu tại khu bảo tồn động vật hoang dã Bắc Cực có thể bắt đầu "sớm nhất là vào cuối năm nay".
Chương trình khoan dầu khí này bao gồm một khu vực ven biển rộng khoảng 70.000 km vuông, rộng bằng Ireland, dọc theo Bắc Băng Dương trong khu vực tự nhiên được bảo vệ lớn nhất của Mỹ, nơi sinh sống của gấu Bắc Cực và tuần lộc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Alaska |
Theo trang The Hill của Mỹ, chương trình này "có thể tạo ra hàng nghìn việc làm mới và tạo ra hàng chục tỷ USD".
Động thái này đánh dấu 30 năm nỗ lực của các công ty dầu mỏ và các nhà lãnh đạo Alaska trong việc giành quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Alaska.
Từ những năm 1980, nhiều hiệp hội môi trường đã tố cáo các dự án khoan dầu khí trong khu bảo tồn này.
Adam Kolton, giám đốc Hiệp hội bảo tồn, cho biết: “Chính quyền Trump tiếp tục cuộc đua thanh lý khu vực hoang dã cuối cùng còn sót lại của đất nước, gây nguy hiểm cho người dân bản địa và thiên nhiên”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với vấn đề này ở tất cả các cấp tòa án".
Vào năm 2017, Quốc hội Mỹ đã cho Bộ Nội vụ bán quyền khai thác dầu khí cho đến tháng 12/2021. Nhưng do vào thời điểm đó giá vàng đen ở mức rất thấp và những tranh cãi về môi trường, những lô dầu khí trong khu bảo tồn thiên nhiên Alaska không thu hút được các công ty dầu mỏ lớn.
Một số ngân hàng lớn của Mỹ cũng đã từ chối tài trợ cho hoạt động khoan dầu khí tại khu bảo tồn thiên nhiên Alaska này, chẳng hạn như Goldman Sachs hay Wells Fargo.
Nh.Thạch
AFP
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường