Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ: Dự luật cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu

14:31 | 12/11/2021

264 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi Dự luật Cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt của chính quyền Tổng thống Biden được giới truyền thông cũng như các chính trị gia xem là phản đối nhiên liệu hóa thạch, thì giá dầu lại tăng mạnh sau khi dự luật này chính thức được thông qua.
dự luật Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Nhà phân tích thị trường dầu cấp cao tại hãng tư vấn Rystad Energy, Louise Dickson nhận định rằng: "Dự luật cơ sở hạ tầng này của Mỹ thực chất đã thúc đẩy giá dầu tăng".

Trên thực tế, việc thông qua gói chi tiêu cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ USD của chính quyền Biden có thể sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế trên toàn quốc, do đó làm tăng nhu cầu dầu. Ngoài ra, gói chi tiêu này luôn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu dầu mỏ trong các điều khoản như tài trợ cho xây dựng đường sá, vốn đòi hỏi rất nhiều nhựa đường được làm từ dầu mỏ.

Ngay cả trước khi Dự luật bị chia rẽ và được rút gọn nhằm xoa dịu các nghị sĩ đảng Cộng hòa, Dự luật Cơ sở hạ tầng này thực ra thân thiện với dầu và khí đốt hơn nhiều so với hầu hết các tiêu đề mà công chúng được thấy.

Trước đó, một số nhóm bảo vệ môi trường đã lên tiếng hoài nghi Dự luật Cơ sở hạ tầng là đang phục tùng cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và cho phép "rút ruột" các điều khoản tiến bộ nhất để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nhằm làm cho dự luật này thu hút được Quốc hội lưỡng đảng. Những điều khoản điển hình như tài trợ cho việc bù trừ carbon, được nhiều người xem là một chiến thuật quảng cáo xanh cổ điển, được những người hoài nghi mô tả là "nằm trong danh sách mong muốn của ngành công nghiệp dầu mỏ" và được các tổ chức hoạt động khí hậu xem là "món quà dành cho các công ty dầu khí".

Tổng thống Biden đang cố gắng cân bằng giữa việc thúc đẩy một chương trình nghị sự thân thiện với khí hậu, trong khi vẫn giữ cho lĩnh vực dầu khí không sụp đổ và đưa nền kinh tế Mỹ phục hồi.

Một bài báo trên New York Times hồi tuần trước có đoạn viết: "Ngay cả khi Tổng thống thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, ông ấy vẫn muốn tăng sản lượng dầu".

Quả thật, khi giá nhiên liệu tăng đột biến trên khắp thế giới, trong khi các chuỗi cung ứng toàn cầu phải vật lộn để theo kịp nhu cầu năng lượng, thì sự lo lắng ngày càng tăng về lạm phát đã phản ánh không tốt đối với chính quyền Tổng thống Biden.

Tại Mỹ, giá xăng bán lẻ đã tăng khoảng 50%, vượt mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến ông Biden có rất ít lựa chọn để điều tiết lạm phát. Quyết định cấm xuất khẩu dầu một lần nữa có nguy cơ khiến các đồng minh quan trọng nổi giận, trong khi liên minh OPEC+ đã từ chối thay đổi hạn mức sản lượng bất chấp lời kêu gọi từ người đứng đầu Nhà Trắng và các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Những điều này đã dẫn đến một sự thúc đẩy đối với các chuẩn dầu và giá dầu tương lai. Sự thay đổi diễn ra sau một đợt sụt giảm đáng kể vào tuần trước sau khi kết thúc cuộc họp của OPEC+. Tại đây, OPEC+ đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng họ sẽ không thay đổi cách tiếp cận thị trường dầu, làm dấy lên lo ngại rằng các công ty năng lượng tại Mỹ rồi cũng sẽ tăng sản lượng trở lại. Tuy nhiên, những lo ngại này cho đến nay đã được chứng minh là không có cơ sở.

Trong khi dầu nhận được sự thúc đẩy trong ngắn hạn từ chính quyền Biden, thì tương lai của nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa chắc chắn. Tất cả những điều này đang diễn ra trong bối cảnh hội nghị khí hậu COP26, quy tụ các nhà lãnh đạo khắp thế giới cùng nghiêm túc nhìn nhận về các chiến lược thích ứng và hạn chế biến đổi khí hậu.

Mùa hè năm nay, Liên Hợp Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu công bố Báo cáo Đánh giá lần thứ 6. Tài liệu nêu rõ rằng hoạt động của con người đã làm thay đổi khí hậu một cách không thể đảo ngược và cánh cửa để hạn chế thiệt hại đang dần khép lại.

Bình An