Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bản tin Năng lượng xanh: Sự cố tuabin của Siemens Energy làm rung chuyển ngành điện gió

15:33 | 07/07/2023

13,573 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc Siemens Energy tiết lộ các vấn đề về chất lượng trong các mẫu tua-bin gió mới hơn của mình đã đặt ra những thách thức to lớn hơn cho một ngành đang phát triển vội vã, với chi phí vật liệu tăng cao và thiết kế thị trường thiếu sót.
Bản tin Năng lượng xanh: Sự cố tuabin của Siemens Energy làm rung chuyển ngành điện gió

Sự cố tuabin của Siemens Energy làm rung chuyển ngành điện gió

Cuối tháng Sáu, Siemens Energy đã gây sốc cho ngành điện gió khi cảnh báo về các bộ phận bị lỗi và các lỗi thiết kế có thể xảy ra trong các tua-bin gió trên bờ, cho biết họ chưa thể định lượng chi phí, nhưng dự đoán sẽ cần ít nhất 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) để khắc phục. Các nguồn tin giấu tên của công ty cho biết hóa đơn cuối cùng có thể còn cao hơn.

Theo các chuyên gia trong ngành, các khoản lỗ cũng cho thấy rõ các vấn đề cơ cấu trong một lĩnh vực cần được tiến hành cải cách. Năm 2022, bốn nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất của phương Tây là Vestas, GE, Siemens Gamesa của Siemens Energy và Nordex đã đạt tổng doanh thu hơn 41 tỷ euro. Tổng thiệt hại vượt quá 5 tỷ euro. Dữ liệu từ công ty tư vấn Wood Mackenzie cho thấy, các chủ sở hữu trang trại gió kiếm được tỷ suất lợi nhuận hoạt động 15%, với sự phân bổ lợi nhuận không đồng đều. Do các hợp đồng đã được thỏa thuận trước khi lạm phát gia tăng gần đây, lĩnh vực năng lượng gió đã phải vật lộn để vượt qua thách thức chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Các công ty năng lượng lớn chuyển sang năng lượng tái tạo đang phải giảm đầu tư ở một mức độ nhất định, trước áp lực từ các cổ đông muốn tập trung vào lợi nhuận đáng tin cậy hơn từ dầu khí.

Trong lĩnh vực năng lượng gió, sự cố của Siemens Energy trở nên nổi bật vì đây là kết quả của một sự hợp nhất không thành công của hai nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), dẫn đến việc cắt giảm chi phí và tiến hành kiểm tra chất lượng không đầy đủ. Cộng đồng ngành điện gió ngạc nhiên trước mức độ trầm trọng của vấn đề, cho rằng Siemens Gamesa đã tham gia quá nhiều phần của chuỗi giá trị và cần phải thuê ngoài nhiều hơn để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng.

Một số áp lực về tốc độ phát triển của ngành bắt nguồn từ các mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng sản lượng năng lượng tái tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu của Nga. EU muốn năng lượng gió chiếm 43% lượng điện tiêu thụ của châu Âu vào năm 2030, tăng từ mức 17% hiện nay.

Các nhà sản xuất thiết bị đã chạy đua để chế tạo các tua-bin lớn hơn và hiệu quả cao hơn để theo kịp các đối thủ mà không dành thời gian để kiểm tra chất lượng. Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cùng với cuộc đua giành 'cái mới nhất và tốt nhất' đã buộc các nhà sản xuất phải rút ngắn chu kỳ phát triển và cung cấp nguyên mẫu. Tua-bin 4.X và 5.X của Siemens Gamesa được giới thiệu ra thị trường trong vòng hai năm, một chu kỳ mà các chuyên gia trong ngành cho là quá ngắn.

Nhu cầu tùy chỉnh tua-bin để phục vụ cho từng thị trường và tốc độ gió khác nhau cũng ngăn cản lĩnh vực này triển khai sản xuất hàng loạt có lãi. Đối thủ của Siemens Energy là General Electric đã công bố khoản lỗ 2,24 tỷ USD tại bộ phận năng lượng tái tạo vào năm 2022, một phần là do phải tiến hành các biện pháp khắc phục và sửa chữa các tuabin của mình.

Công ty Vestas của Đan Mạch cũng phải đưa ra các điều khoản bảo hành hàng quý để chi trả cho việc sửa chữa và nâng cấp tua-bin ngày càng tăng.

Trung Quốc, thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của toàn ngành năng lượng gió, đó là không đủ thời gian thử nghiệm và xác nhận chất lượng sản phẩm, do các đơn đặt hàng được ký kết từ trước khi thực hiện thử nghiệm và xác nhận chất lượng.

EU cần hơn 760 tỷ đô la/năm để đạt được các mục tiêu chuyển đổi xanh - Ủy ban châu Âu (EC)

Hôm thứ Năm (6/7), Ủy ban châu Âu cho biết châu Âu sẽ cần khoản đầu tư hơn 700 tỷ euro (762,44 tỷ USD) mỗi năm để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng.

Trong tuyên bố về Báo cáo tầm nhìn chiến lược năm 2023, EC cho biết sẽ cần các khoản đầu tư bổ sung khoảng 620 tỷ euro (675,3 tỷ USD) hàng năm để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh và kế hoạch REPowerEU, với 92 tỷ euro bổ sung để giải quyết các mục tiêu của Đạo luật Công nghiệp Net-Zero trong giai đoạn 2023-2030.

Đạo luật Công nghiệp Net-Zero của EU (3/2023), có mục đích thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghệ Net-Zero của Châu Âu theo Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh (Green Deal Industrial Plan) to lớn hơn để đối phó với các khoản trợ cấp lớn của Mỹ và Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã coi quá trình khử cacbon trong nền kinh tế EU là trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình thông qua Thỏa thuận Xanh, với một loạt luật mới hỗ trợ các chuỗi cung ứng và quy tắc điều hành.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic cho rằng châu Âu cần phải trở thành "châu Âu của đầu tư" để đạt được các mục tiêu xanh của mình và đảm bảo luôn dẫn đầu trong cạnh tranh toàn cầu. Ngân hàng Đầu tư Châu Âu nên hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các khoản đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực quan trọng như công nghệ xanh và công nghệ sinh học và nguyên liệu thô, đặc biệt là cho các dự án tiên tiến.

Mỹ phê duyệt xây dựng dự án điện gió ngoài khơi Orsted ngoài khơi bờ biển New Jersey

Hôm thứ Tư (5/7), Chính quyền Biden đã phê duyệt việc xây dựng trang trại gió ngoài khơi Orsted's Ocean Wind , dự kiến sẽ tạo ra 1.100 megawatt điện từ 98 tua-bin ngoài khơi bờ biển thành phố Atlantic, New Jersey, và là dự án gió ngoài khơi thứ ba ở Mỹ.

Việc Bộ Nội vụ phê duyệt Orsted's Ocean Wind là động thái mới nhất của chính quyền Biden nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển 30 gigawatt (GW) gió ngoài khơi ở Mỹ vào năm 2030 trên các bờ biển.

Trước đó, Bộ Nội vụ Mỹ đã phê duyệt dự án Vineyard Wind ngoài khơi Massachusetts và South Fork ngoài khơi Rhode Island, cả hai đều đang được triển khai xây dựng.

Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland cho rằng việc phê duyệt dự án Ocean Wind 1 là một dấu mốc quan trọng khác trong nỗ lực của chính quyền nhằm tạo ra các công việc được trả lương cao, chống lại biến đổi khí hậu và cung cấp năng lượng cho quốc gia. Theo Bộ Nội vụ, Ocean Wind có thể cung cấp điện cho 380.000 ngôi nhà và tạo ra 3.000 việc làm từ quá trình phát triển thông qua chu kỳ xây dựng ba năm.

Liz Burdock, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Mạng lưới kinh doanh Năng lượng gió ngoài khơi, cho biết 14GW năng lượng gió ngoài khơi khác đang được triển khai với 7 dự án đang được xem xét, đồng thời cho biết chuỗi cung ứng để xây dựng ngành cũng đang diễn ra trong nước Mỹ. “Chuỗi cung ứng của Mỹ đang đi vào hoạt động với việc công nhân các nhà máy ở Paulsboro, New Jersey, các nhà chế tạo ở Baltimore, Maryland và các công nhân xây dựng tại cảng gió của New Jersey đang sản xuất các bộ phận và cổng tua-bin của Ocean Wind 1”.

Thanh Bình