Mỹ chuyển sang ủng hộ thống chế Khalifa Haftar
Quân đội Quốc gia Libya |
Theo nguồn tin từ các nhân viên của chính quyền Mỹ và từ các quan chức Arập Xê-út, "các nhà lãnh đạo Arập Xê-út và Ai Cập đã ảnh hưởng thành công đến Tổng thống Trump để ông thay đổi định hướng chiến lược của Hoa Kỳ đối với Libya" và ủng hộ thống chế Haftar. Ấn phẩm nói rằng Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và Thái tử Arập Xê-út Mohammed bin Salman Al Saud đã thuyết phục ông Trump nói chuyện với ông Haftar qua điện thoại.
Theo tờ báo, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại vào ngày 15/4, ông Trump đã khiến thống chế Haftar hiểu rằng ông ta đang được Tổng thống Mỹ ủng hộ. "Quyết định của ông Trump là một bước thoái lui đầu tiên từ chính sách lâu đời của Hoa Kỳ tại Libya, theo đó Washington ủng hộ Chính phủ Đoàn kết Quốc gia (GNA) ở Tripoli và tương tác với các lực lượng của chính phủ Tripoli trong cuộc chiến chống lại IS", bài báo viết. Tờ báo nói rằng trước cuộc gọi của ông Trump, Bộ Ngoại giao đã kêu gọi ngừng bắn ở Libya và lên án vụ tấn công của thống chế Haftar.
Theo The Wall Street Journal, Thủ tướng GNA Faiz Saraj đã không được thông báo về những thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Libya. Tờ báo viết rằng trong bối cảnh những gì đang xảy ra, các nhà ngoại giao Mỹ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc phát triển một đường lối chính sách mới về Libya.
Hiện tại, có hai chính quyền song song tồn tại ở Libya: GNA do Faiz Saraj làm thủ tướng ở Tripoli được cộng đồng quốc tế công nhận và Nội các lâm thời của Abdullah Abdurrahman Al-Thani, hành động ở phía đông của đất nước cùng với quốc hội được bầu và được LNA ủng hộ.
Vào ngày 4/4, chỉ huy LNA Haftar tuyên bố bắt đầu một cuộc tấn công vào thủ đô Tripoli (với danh nghĩa tiêu diệt khủng bố). Khi đó, người đứng đầu GNA Faiz Saraj đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị quân đội dưới quyền kiểm soát của mình sẵn sàng phòng thủ. Sau đó, các nhóm vũ trang có trụ sở tại thủ đô và ủng hộ GNA đã tuyên bố khởi động một chiến dịch để chống lại các lực lượng LNA đang gây bão.
Bá Thủy (Theo RT)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp