Muốn “đứng vững” ở thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp nông sản phải thay đổi cách làm
Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK nông sản với các mặt hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su, đạt 12,54 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2018. Và thị trường nhập khẩu (NK) hàng nông sản chủ yếu của nước ta là Trung Quốc với giá trị 4,25 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuối xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch |
Cụ thể như mặt hàng rau quả XK sang thị trường Trung Quốc giảm tới 13,5% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 1,9 tỷ USD.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá: Mặc dù XK rau, quả sang các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng rất mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp cho mức giảm XK sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là từ đầu năm đến nay, Trung Quốc truy xuất nguồn gốc khắt khe đối với rau, quả NK, đồng thời siết chặt NK tiểu ngạch. Thêm vào đó, Trung Quốc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ VietGAP; có cơ sở đóng gói bảo đảm vệ sinh an toàn, có máy móc thiết bị... “Doanh nghiệp chưa thích ứng kịp để đáp ứng yêu cầu khiến kim ngạch XK sang Trung Quốc sụt giảm mạnh”, ông Nguyên nói.
Nhận định của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, Trung Quốc là thị trường lớn, khả năng NK nông sản nhiều nhưng Việt Nam mới đáp ứng một phần rất nhỏ, chưa tới 2% tổng kim ngạch NK của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là dư địa thị trường còn rất lớn. Tuy nhiên, phía Trung Quốc yêu cầu đánh giá rủi ro rất khắt khe, từ giám sát mối nguy chế biến, đưa ra sản phẩm cuối cùng... Các quy trình Trung Quốc áp dụng như các nước phát triển Mỹ, EU.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá: “Việc chuyển đổi chính sách NK của Trung Quốc là điều tất yếu. Qua nghiên cứu của chúng tôi, về cơ bản thấy rằng chỉ có những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng phân tích thị trường thì mới tiếp cận và tiếp cận thành công với thị trường Trung Quốc. Chúng ta phải nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại thị trường mà chúng ta định hướng tới, sau đó có những thay đổi phù hợp”.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy thì phân tích: “Với những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách quản lý NK của Trung Quốc, đã đến lúc doanh nghiệp, nông dân phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp phải là đầu tàu trong việc xây dựng chuỗi giá trị, phải có những doanh nghiệp đủ lớn để tập hợp nông dân theo chuỗi. Nếu chúng ta cứ dùng xe “cút kít” đưa hàng nông sản ra thế giới thì rất dễ bị những con tàu lớn đánh chìm”
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết cơ quan này đang tiếp tục đàm phán với cơ quan chức năng Trung Quốc để sắp tới có thêm nhiều mặt hàng nông sản được XK chính ngạch sang thị trường này, trước mắt là khoai lang, thạch đen, sầu riêng. Đối với sản phẩm động vật, từ thành công của mặt hàng sữa, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp đánh giá các vùng an toàn dịch bệnh, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm để sắp tới có thể XK thịt lợn, gia cầm, tổ yến sang Trung Quốc.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Tin tức kinh tế ngày 3/11: Xuất khẩu gạo năm 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
-
Tin tức kinh tế ngày 2/11: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng trở lại
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/10 - 2/11
-
Indonesia cấm bán điện thoại của Google
-
Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng vững chắc trong năm 2025