Món quà “tẩm thuốc độc” của Mỹ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút hết quân khỏi Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản ứng. Ngày 21/12/2018, ông Erdogan hứa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục truy đuổi “hai mối đe dọa khủng bố”: lực lượng dân quân người Kurd, luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố, và những thành viên thánh chiến cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo nhiều viên chức Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã thuyết phục được đồng nhiệm Mỹ Donald Trump tin tưởng vào khả năng của Ankara, một mình thừa sức tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của IS.
Tổng thống Donald Trump cũng xác nhận là ông “tin cậy” vào đồng nhiệm Erdogan để “diệt trừ tận gốc” tổ chức IS.
Trên thực tế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công khai tuyên bố chỉ chờ Mỹ rút lực lượng đặc biệt đang bố trí tại miền bắc Syria, sẽ thẳng tay chôn vùi dân quân người Kurd ở Syria.
Thế nhưng, hầu hết giới phân tích đều không chia sẻ thái độ lạc quan của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: ông Erdogan là nạn nhân của chính bản thân mình khi bán cho người đồng nhiệm Donald Trump ý tưởng là Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức tiêu diệt thánh chiến. Lý do là, cho dù có được Mỹ trợ giúp trực tiếp đi nữa, thì phải mất nhiều thời gian mới có thể lập được một lực lượng Arập thân Thổ Nhĩ Kỳ đủ đông, đủ mạnh để bảo vệ miền đông Syria, theo nhận định của chuyên gia Nicolas Heras, thuộc viện nghiên cứu New American Security, với AFP.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20, Buenos Aires, Argentina, ngày 1/12/2018 |
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng viễn chinh. Những căn cứ cuối cùng của IS nằm trong sa mạc thuộc miền đông và miền trung Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến 400km. Còn nhiệm vụ tiêu diệt cơ sở IS gần biên giới Iraq sẽ do quân đội Syria và dân quân Shia Iraq phụ trách.
Bản thân quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sau hai chiến dịch quy mô vào năm 2016 và 2018 chỉ quanh quẩn khu vực gần biên giới, không triệt tiêu được nhóm thánh chiến Al-Qaida có tên mới là Hayat al-Cham (HTS). Do vậy, theo chuyên gia Pháp Fabrice Balanche, khả năng cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là “ngăn chặn tổ chức IS trỗi dậy bằng biện pháp khóa biên giới và thỉnh thoảng tung quân đột kích đối phương”.
Ngay một chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ là Sinan Ulgen, Viện nghiên cứu Edam tại Ankara, cũng nghi ngờ khả năng hậu cần của quân đội, nếu muốn hành quân xa biên giới đến 400 km, trong vùng đất địch.
Khi cam kết với ông Donald Trump về khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan không có một chiến lược nào cả. Mục tiêu thực sự của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là “tiêu diệt lực lượng Kurd ở Syria”, theo Lina Khatib, chuyên gia Anh ở Luân Đôn. Bởi vì để tiêu diệt IS, phải có một chiến lược toàn diện, phối hợp quốc tế, không thể bỏ qua các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị. Không có Mỹ, IS sẽ có điều kiện phục hồi. Đánh một mình mà không thắng, thì chính bản thân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu trả thù của khủng bố. Tạo điều kiện cho Mỹ rút quân, sau 7 năm tham chiến, không chắc là một thành công của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Để đổi lấy món quà từ nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ xem xét hủy bỏ thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Nga mà theo hợp đồng sẽ bàn giao vào năm 2025. Thay vào đó, Ankara có thể sẽ thay thế bằng hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Theo các nhà quan sát, ông Trump là người thực dụng. Ông đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ hơn là người Kurd.
Khí tài Thổ Nhĩ Kỳ ùn ùn đổ về biên giới Syria, Nga cảnh báo |
Thổ Nhĩ Kỳ sắp triển khai chiến dịch quân sự lớn ở Syria |
Thổ Nhĩ Kỳ hứa xóa sổ tàn quân IS sau khi Mỹ rời Syria |
Th.Long
AFP
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường