Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỗi năm có 300.000 ca phá thai

10:00 | 26/09/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo thống kê của Cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, mỗi năm có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai ở nước ta. Trong số đó, đối tượng đang ở tuổi vị thành niên chiếm không nhỏ. Đây là con số thực sự đáng lo ngại.  
300000 ca pha thai moi namCho người tâm thần phá thai trên 12 tuần tuổi?
300000 ca pha thai moi namPhá thai phải chứng minh bị hiếp dâm?
300000 ca pha thai moi namCấm tự do phá thai trên 12 tuần tuổi

Theo báo cáo chưa đầy đủ năm 2017, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi vị thành niên và trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên. Riêng thời điểm 1/4/2016, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Đây mới chỉ là con số thống kê được, còn những trường hợp không được thống kê do phá thai tại các cơ sở tư nhân, ngoài công lập cho nên theo các chuyên gia y tế, thực tế những trường hợp phá thai còn nhiều hơn thế.

300000 ca pha thai moi nam
Chăm sóc bé sinh non tại BV Phụ sản Trung ương

Theo đánh giá chung của các chuyên gia y tế tại Hội nghị Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới (26/9), những con số này cho thấy tỷ lệ phá thai ở cả tuổi vị thành niên và thành niên là tương đối cao. Điều này rất đáng ngại do hậu quả dễ dẫn đến vô sinh. Minh chứng là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Cục trưởng Cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, Bộ Y tế cho biết, giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình chính là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình còn một số hạn chế.

Ông Tú khẳng định: "Việc thực hiện các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm cư dân khác nhau, dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa”.

Phối hợp với giải pháp trên, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng ban Gia đình - Xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cho biết: “Hội LHPN Việt Nam sẽ phối hợp với ngành Giáo dục tuyên truyền đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn. Áp dụng các biện pháp tránh thai An toàn cho các thế hệ tương lai”.

Nguyễn Anh