Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường carbon Trung Quốc

Mèo sẽ bắt được chuột?

11:21 | 14/05/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển thị trường carbon từ tháng 12-2017. Đến ngày 1-2-2021, thị trường carbon Trung Quốc mới chính thức đi vào hoạt động.
Minh họa về thị trường carbon Trung Quốc
Minh họa về thị trường carbon Trung Quốc

Kế hoạch do NDRC công bố vào tháng 12-2017 chỉ bao hàm lĩnh vực điện, với lý do thiếu dữ liệu đáng tin cậy nhằm trì hoãn việc tích hợp các lĩnh vực khác. Ngay cả kế hoạch đề ra vào năm 2017 cũng không công bố ngày Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) chính thức đi vào hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ETS đã chính thức khởi động vào tháng 2-2021.

So với những tham vọng ban đầu, sự chậm trễ của chiến lược phát triển thị trường carbon đã làm bộc lộ những khó khăn khi thực hiện. Ngoài ra, một số đặc điểm của ETS Trung Quốc khiến nhiều người không thể không đặt ra một số câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

Chỉ riêng ngành điện của Trung Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào than đá, đã chiếm khoảng 40% lượng phát thải CO2-eq của toàn quốc. Trong ngành công nghiệp điện, có 2.225 cơ sở được đề cập, lượng phát thải trung bình hằng năm tới 4 tỉ tấn khí nhà kính (cao hơn gấp đôi châu Âu). Do đó, việc đặt mục tiêu ưu tiên khởi động ETS cho ngành điện là điều đương nhiên, nhưng phương thức vận hành và điều tiết của ngành điện Trung Quốc đã làm tình hình thêm phức tạp.

Đối với bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào, thị trường mua bán khí phát thải cũng được cho là sẽ giảm phát thải thông qua hai kênh.

Kênh đầu tiên là giảm khí phát thải từ phía cung cấp. Các doanh nghiệp ở phía này phải tuân theo ETS. Trong lĩnh vực này, lợi thế của thị trường có thể mua bán khí phát thải là sẽ đạt được mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp hơn, giúp các doanh nghiệp, vốn ít chịu tổn thất tài chính hơn trong quá trình giảm phát thải, hạ phần phát thải của họ để bán lại quyền phát thải thừa cho các doanh nghiệp chịu tổn thất tài chính nặng trong quá trình giảm phát thải.

Đối với ngành điện, mục tiêu giảm khí phát thải tương tự sẽ đạt được với chi phí sản xuất điện rất nhỏ nếu việc giảm phát thải có hiệu quả cho nhà máy nhiệt điện than chứ không phải nhiệt điện khí, vốn phát thải CO2 ít hơn nhiệt điện than. Chính những điều chỉnh ở mảng sản xuất điện, hoặc điều chỉnh theo nguyên tắc “thứ tự ưu tiên” (merit order), đã giúp đạt được mục tiêu giảm khí phát thải tổng thể trong ngành điện với chi phí thấp hơn.

Ngành điện của Trung Quốc phát thải lượng CO2 rất lớn
Ngành điện của Trung Quốc phát thải lượng CO2 rất lớn

Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu giả định rằng, việc sản xuất, phân phối điện được thực hiện thông qua thị trường bán buôn. Tuy nhiên, còn lâu ngành điện của Trung Quốc mới hoạt động theo nguyên tắc này. Từ năm 1980, với mục đích thúc đẩy đầu tư vào sản xuất điện và hỗ trợ phát triển nền kinh tế, một hệ thống bảo đảm số giờ hoạt động bằng nhau giữa các trạm điện đã được đưa ra, với mức giá đã niêm yết. Tuy có khả năng sinh lời cao, nhưng hệ thống này đã không thúc đẩy được hiệu quả sản xuất.

Từ những năm 2000, ngay cả việc sản xuất điện gió cũng phải tuân theo quy định này, khiến đôi khi điện sản xuất từ các turbine gió không thể hòa vào lưới điện. Đối mặt với những giới hạn của hệ thống, Trung Quốc đã cố gắng cải cách. Nhưng ngay cả cuộc cải cách mới nhất vào năm 2015 cũng không tạo ra sự linh hoạt trong việc sản xuất, phân phối để bảo đảm hiệu quả kinh tế của ETS. Với hệ thống quản lý này, khoảng 1/3 sản lượng điện không còn tính linh hoạt cao.

Kênh thứ hai là giảm phát thải khí nhà kính từ phía nhu cầu. Bằng cách tăng chi phí điện, chiến lược này khuyến khích người tiêu dùng tìm cách tiết kiệm năng lượng hoặc chuyển sang dùng loại điện từ nguồn khác, nhất là điện carbon thấp. Do đó, đây là phướng cách giảm phát thải gián tiếp. Tính khả thi của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào cách thức chuyển các chi phí phụ xuống hạ nguồn của ngành điện. Tuy nhiên, việc này cũng khá hạn chế ở Trung Quốc. Phần lớn người tiêu dùng điện, bao gồm cả các cơ sở công nghiệp, đều hưởng lợi từ biểu giá được niêm yết sẵn hoặc biểu giá cố định trong các hợp đồng dài hạn. Đây là điều đã dẫn đến việc thiết lập một số ETS thí điểm cho một cơ chế khá... ngạc nhiên: Ngoài việc bắt buộc các nhà sản xuất điện phải trả tiền tùy thuộc vào lượng khí thải do họ thải ra, một số đối tượng tiêu thụ lớn cũng phải trả tiền dựa trên lượng khí thải từ hoạt động tiêu thụ điện của họ.

Có một vấn đề đáng chú ý: Tính đặc thù của thị trường điện Trung Quốc và việc lựa chọn Tiêu chuẩn hiệu suất thương mại làm phương pháp phân bổ hạn ngạch làm dấy lên nghi ngờ liệu ETS Trung Quốc có hỗ trợ để đạt được các mục tiêu phát thải CO2-eq, liệu có khả năng giảm lượng khí phát thải với chi phí thấp?

Đại diện các bên liên quan trong Diễn đàn Carbon Trung Quốc cho biết, họ kỳ vọng mức giá khởi động ETS Trung Quốc sẽ nằm trong khoảng 34-80 NDT/tấn CO2-eq (4,35-10,23 euro), trong khi mức giá của ETS châu Âu khoảng 38 euro/tấn CO2-eq. Các bên liên quan cũng đang lên kế hoạch tăng trưởng thường xuyên để mức giá của ETS Trung Quốc đạt khoảng 82-172 NDT/tấn CO2-eq (10,49-22 euro) vào năm 2030.

Có lẽ nhờ chủ yếu vào khả năng đó, cuối cùng “con mèo” của Trung Quốc sẽ bắt được “con chuột”, theo câu nói của Đặng Tiểu Bình: “Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo ngoan”.

Đại diện các bên liên quan trong Diễn đàn Carbon Trung Quốc kỳ vọng mức giá khởi động ETS Trung Quốc nằm trong khoảng 34-80 NDT/tấn CO2-eq (4,35-10,23 euro), trong khi mức giá của ETS châu Âu khoảng 38 euro/tấn CO2-eq; sẽ đạt khoảng 82-172 NDT/tấn CO2-eq (10,49-22 euro) vào năm 2030.

S.Phương