Lưu ý sức khỏe với người mắc bệnh gan mạn tính trong dịch Covid-19
BS. Tuấn cho biết, đối với những bệnh nhân bị gan mạn tính, bên cạnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, y tế, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và điều trị, đặc biệt là cần tuyệt đối tránh uống rượu bia (bất kể nguyên nhân gì) vì nó có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh gan tiềm ẩn nào.
Việc sử dụng thuốc liên tục trong điều trị bệnh gan mạn là hết sức quan trọng như: thuốc điều trị viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, thuốc ức chế miễn dịch như ghép gan hoặc mắc bệnh viêm gan tự miễn và không ngừng thuốc dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn kiêng đảm bảo đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không thể đến bệnh viện tái khám do đang trong thời gian giãn cách hoặc đang cư trú trong khu vực bị phong tỏa, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện mà người bệnh đang điều trị hoặc bác sĩ (bằng các phương tiện như điện thoại, email, zalo, viber…) thông báo về tình hình sức khỏe để được hướng dẫn điều trị.
Việc sử dụng thuốc liên tục trong điều trị bệnh gan mạn là hết sức quan trọng |
Nếu người bệnh đang gặp trường hợp cấp cứu hoặc bất kỳ triệu chứng nào như: lẫn lộn lúc nhớ lúc quên, ngủ gà hoặc hôn mê, ngủ không đánh thức được, sốt, đau ngực, ho khan, khó thở, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất vị giác hoặc mất mùi nên liên hệ ngay lập tức cơ sở y tế địa phương gần nhất.
Dự trữ các thuốc, vật dụng thiết yếu, những thức ăn kiêng mà người bệnh gan thường sử dụng cùng các gia vị, đồ gia dụng cần thiết. Nên có sẵn thuốc uống trong 30 ngày. Hiện nay, Bảo hiểm Y tế có thể cho phép cấp thuốc trong 90 ngày nếu tình trạng bệnh lý cho phép; Ngưng hút thuốc vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Người mắc bệnh gan có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19?
Vắc xin ngừa Covid-19 có thể giúp cơ thể nhận ra và chống lại vi rút nên người được tiêm vắc xin sẽ ít khả năng mắc bệnh hơn. Nếu có nhiễm vi rút sẽ ít bị bệnh nặng hơn và tỉ lệ nhập viện hoặc tỉ lệ tử vong thấp hơn, hồi phục sớm hơn. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật khuyến cáo, người mắc bệnh gan mạn là đối tượng nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Tuy nhiên một số đối tượng bệnh như: Ung thư gan giai đoạn cuối, xơ gan mất bù có biến chứng giảm tiểu cầu và hoặc rối loạn đông máu, bệnh gan đang diễn tiến nên tạm hoãn việc tiêm ngừa vắc xin ngừa Covid-19. Tất cả người bệnh trước tiêm vắc xin phải được khám sàng lọc đánh giá đảm bảo an toàn tiêm chủng xem có được tiêm hay không theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau khi được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân bao gồm việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trên 2m với người xung quanh, tránh tiếp xúc đám đông, rửa tay thường xuyên…
PV
Loại nước nào tốt nhất cho người bệnh gan nhiễm mỡ? |
Chuyên gia Nhật chỉ ra loại rau giúp đẩy lùi bệnh gan, ngăn ngừa ung thư |
Điểm mặt 6 "kẻ thù" hàng đầu của lá gan |
-
Quảng Nam: Một huyện ban bố dịch bệnh dại
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
- Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông