Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Luân chuyển công tác lãnh đạo Cục Đăng kiểm nếu không hết tiêu cực"

20:21 | 17/04/2014

964 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau nửa tháng ra quân “siết” tải trọng phương tiện bằng trạm cân trên phạm vi cả nước, 80% xe bị kiểm tra đã chấp hành nghiêm. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa triển khai cân xe 24/24 giờ, nên dẫn tới tình trạng xe nối đuôi nhau đỗ dọc đường, chờ trạm cân nghỉ thì... chạy tiếp.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 15 ngày triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức vào ngày 17/4.

Tại hội nghị, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, tính đến ngày 15/4, cả nước có 52 địa phương triển khai thực hiện công tác “siết” tải trọng phương tiện, vẫn còn 11 tỉnh thành chưa thực hiện, thậm chí có địa phương làm được một ngày rồi thôi. Đặc biệt, có địa phương chỉ triển khai cân tải trọng xe trên hệ thống đường tỉnh lộ có lưu lượng phương tiện thấp, không quan tâm đến các tuyến quốc lộ trọng điểm, như quốc lộ 1, 5, 18…

Nhiều lái xe tìm cách "né" trạm cân hoặc nối đuôi nhau dừng đỗ ở hai đầu trạm cân.

"Lực lượng Cảnh sát giao thông tại các trạm cân quá mỏng, chưa thực sự vào cuộc. Cảnh sát giao thông nhiều địa phương viện lý do này, lý do kia để không bố trí lực lượng. Nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó" - ông Khuất Việt Hùng nói.

Nhiều trạm cân chưa hoạt động đúng quy định về thời gian (24/24 giờ và 7 ngày trong tuần). Chính vì điều này mà nhiều địa phương xuất hiện tình trạng, khi trạm cân hoạt động là xe quá tải dừng đỗ dọc đường, lúc trạm cân tạm nghỉ là xe ồ ạt chạy qua. Nhiều tuyến đường có trạm cân hoạt động, xuất hiện hàng trăm xe tải dừng đồ, những chiếc xe này chấp nhận để lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt lỗi dừng đỗ sai quy định, chứ nhất quyết không chịu đi qua trạm cân. Việc này gây mất trât tự an toàn giao thông, bỏ lọt vi phạm. Điển hình về tình trạng này là Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải: 15 ngày kiểm tra tải trọng xe trên phạm vi toàn quóc, lực lượng chức năng đã cân gần 11.000 xe, có hơn 2.100 xe vi phạm.

Đại diện nhiều Sở Giao thông Vận tải cũng thừa nhận về công tác kiểm soát tải trọng xe hết sức phức tạp. Nhiều doanh nghiệp vận tải, lái xe đã tìm mọi thủ đoạn để “né” trạm cân. Điển hình về thủ đoạn này là hành vi chạy xe vào ban đêm, đi lòng vòng đường tránh, thuê người dân bản địa dẫn đường để đi vào đường tránh.

Ông Nguyễn Thành Trí - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Phú Yên cho biết: "Tỉnh đã lập trạm cân trên quốc lộ 1, tuy nhiên xe lại nối đuôi nhau đỗ thành hàng dài ở 2 đầu trạm cân. Khi lực lượng chức năng lơ là, lái xe quyết chống đối không chấp hành cân tải trọng và ào ào chạy qua trạm. Và cũng từ khi trạm cân đi vào hoạt động, địa phương đã xuất hiện đội “cò” dẫn đường để xe quá tải “né”. Mỗi lần dẫn xe đi đường tránh, lái xe phải trả thù lao cho “cò” với giá từ 100.000-500.000 đồng/xe tải."

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, tình trạng xe quá tải là do cơ quan Nhà nước đang buông lỏng quản lý, trong đó có ngành Giao thông Vận tải. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện rõ ràng, minh bạch và cả yếu tố lịch sử để lại như quy định cho phép hoán cải xe. Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ chấm dứt việc cho phép hoán cải xe và có lộ trình xóa với những phương tiện này lưu thông trên đường.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, Cục Đăng kiểm Việt Nam làm nghiêm sẽ không có xe quá tải lưu hành. Trong thời gian tới, nếu Cục Đăng kiểm không làm được và không chống tiêu cực trong đăng kiểm thì toàn bộ lãnh đạo Cục sẽ phải luân chuyển công tác.

Thiên Minh