Loại bỏ hàng loạt dự án thủy điện
Tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, thỏa thuận loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện gồm: Thủy điện Nước Lác (3,5 MW), Thủy điện Tam Rao (4,9MW), Thủy điện Tầm Linh (4,5MW), Thủy điện Sơn Trà 2 (12,6MW), Thủy điện Sông Tang 1 (7MW) và Thủy điện Sông Tang 2 (4MW). Trước đó, tỉnh này đã loại khỏi quy hoạch 7 dự án thủy điện không đảm bảo yêu cầu.
Trong năm 2013, tỉnh Quảng Nam đã quyết định loại bỏ 2 dự án Thủy điện Hà Ra (1MW) và Thủy điện Bồng Miêu (0,6MW) và tạm dừng 18 dự án thủy điện là A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Nước Xa, A Banh, Đăk Pring, Chà Vàl, A Vương 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Đăk Di 4, Nước Chè, Sông Bung 3, Trà Linh 2, Đăk Pring 2 và Tầm Phục.
Khu dự án Thủy điện Bồng Miêu nay đã bị loại bỏ.
Nói đến dự án Thủy điện Bồng Miêu, có lẽ người dân lẫn chính quyền địa phương nơi này chưa biết mặt mũi nhà đầu tư to hay dài. Vì năm 2011, có một nhà chủ đầu tư kéo lên xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam để khảo sát chọn địa điểm đầu tư xây dựng Thủy điện Bồng Miêu nhưng sau đó nhà đầu tư này “mất tích” luôn.
Nghe dự án Thủy điện Bồng Miêu bị loại khỏi không đầu tư xây dựng tại địa phương này nữa làm người dân xã Tam Lãnh rất vui mừng. Nông dân Lê Văn Hậu cho biết: “Xã Tam Lãnh nhỏ, đất đai ít mà đầu tư xây dựng thủy điện làm cho dân khổ thêm, nghe tin dự án Thủy điện Bồng Miêu bị loại bỏ là ai cũng vui mừng hết”.
Khổ nhất là người dân xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, bao đời nay họ sống bám víu vào mấy sào ruộng và đất rừng. Đùng cái, vào năm 2007, dự án Thủy điện Sông Tranh 4 được quy hoạch và rất nhiều hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau 6 năm vẫn chưa thấy hình hài công trình Thủy điện Sông Tranh 4 đâu hết, nhưng người dân đã rất khổ cực bởi vì đất đai của họ bị cấm sản xuất vì đã nằm trong diện quy hoạch.
Nhà tái định của chủ đầu tư thủy điện xây dựng bỏ hoang.
Năm 2010, chủ đầu tư đã cho san ủi con đường duy nhất để tiện việc lưu thông khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc thi công con đường dang dở cũng khiến người dân thêm vất vả, nhất là vào mùa mưa.
Theo ông Trần Ngọc Minh, Chủ tịch UBND xã Quế Lưu, công trình Thủy điện Sông Tranh 4 dừng xây dựng từ tháng 4/2012, nhưng cuộc sống người dân xã rất khổ cực. Có 7 hộ có nhà ở bị ảnh hưởng đã kiểm kê nhưng chưa được đền bù. Khoảng 100 hộ có đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng nữa. Chủ đầu tư san ủi một con đường hơn 2 tỷ đồng nhưng làm mãi không xong mà còn phá nát cầu cống của xã nữa. May là chưa đụng đến cây gỗ của rừng nơi đây.
Theo Sở Công Thương Quảng Nam, hiện các huyện miền núi có tổng diện tích đất rừng và đất khác là hơn 763.000 ha, trong đó dự kiến thu hồi để đầu tư 22 công trình thủy điện là hơn 11.000 ha. Hiện nay đã thu hồi, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng vào thủy điện gồm 22 nhà máy, công trình đã là hơn 7.600 ha. Chưa nói đến đất lâm nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác để làm thủy điện, tái định cư thủy điện, đường dây điện là gần 8.600 ha. Điều đáng nói, nhiều diện tích rừng xanh bị đốn hạ lấy đất làm thủy điện nhưng cho đến nay chỉ mới phủ xanh lại được có hơn 28 ha.
P.Đ
-
Quảng Nam đề xuất đưa các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Quy hoạch Điện VIII
-
Quảng Nam quyết tâm hoàn thành đăng ký, cấp phép tàu cá dưới 12m trong tháng 10
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân
-
Quảng Nam: Trong 8 phút xảy ra 3 trận động đất
-
Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 1 sẽ dừng khai thác khi lũ ở mức báo động 3
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Giá dầu hôm nay (18/10): Dầu thô tăng trở lại
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh