LHQ quan ngại về tính mạng dân thường trong chiến sự ở Libya
Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ cho biết, LHQ khẩn thiết kêu gọi người đứng đầu GNA "bảo đảm bảo vệ thường dân theo luật nhân đạo quốc tế và tuân thủ quyền con người".
Trong một diễn biến khác, trả lời phóng viên tờ Corriere della Sera tại một cuộc họp báo hôm 13/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ý Elizabeth Trent tuyên bố loại trừ khả năng có bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Libya.
Bất ổn trên đường phố Tripoli |
"Nếu có ai đó cho rằng có thể có sự can thiệp quân sự từ phía chúng tôi, tôi có thể nói ngay rằng điều này là không thể, thậm chí không bao giờ. Và chúng tôi sẽ không ủng hộ một đề xuất như vậy đối với bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm của quá khứ. Chúng tôi chỉ đảm bảo sự an toàn cho các công ty của Ý (ở Libya), điều phối các hoạt động của một đơn vị quân đội đang bảo vệ cho một bệnh viện dã chiến của Ý đang phục vụ người dân địa phương ở Misrata. Nhưng sẽ không có sự lặp lại các hoạt động tại Libya như năm 2011", Bộ trưởng Trent nói.
Trước đó, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ mối quan ngại to lớn về sự leo thang chiến sự ở quốc gia Bắc Phi này. Trả lời phỏng vấn tờ báo Il Fatto Quotidiano hôm 13/4, Giuseppe Conte nói rằng ông đã nhận được một lá thư cá nhân từ chỉ huy của Quân đội Quốc gia Libya, thống chế Khalifa Haftar, trong đó thông báo về "ý định giải phóng đất nước khỏi các lực lượng khủng bố". "Tôi đã bày tỏ sự phản đối chống lại bất kỳ hành động quân sự và vũ lực nào dẫn đến tình trạng vi phạm các nguyên tắc nhân đạo và nhân quyền", ông Conte nói. Ngoài ra, Thủ tướng Ý cũng bày tỏ sự lo ngại về một cuộc di cư hàng loạt của người tị nạn từ Libya.
Lịch sử cuộc xung đột ở Libya
Vào tháng 2/2011, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã diễn ra tại thành phố Benghazi của Libya, dẫn đến các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và các thành viên của lực lượng an ninh, và sau đó leo thang thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Các nước NATO ủng hộ những người nổi dậy Libya, đã phát động một cuộc chiến trên không chống lại các lực lượng chính phủ sau khi Hội đồng Bảo an LHQ vào tháng 3/2011 đã thông qua Nghị quyết về khu vực cấm bay ở Libya. Sau nhiều tháng bị NATO ném bom, bộ máy nhà nước và quân đội của Libya đã bị phá hủy, phiến quân đã thực hiện các hoạt động quân sự chống lại Muammar Gaddafi, người đã cai trị Libya trong hơn 40 năm, và đã giết chết ông vào ngày 20/10/2011. Kể từ đó, xung đột vũ trang không lắng xuống ở Libya, nhiều tổ chức cực đoan và các nhóm tội phạm vận chuyển người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi đến châu Âu hoạt động tại quốc gia này. Thậm chí có một thời gian, các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoạt động rất mạnh ở Libya.
Hiện tại, có hai chính phủ ở Libya: Chính phủ Đoàn kết Quốc gia (GNA) do Thủ tướng Faiz Saraj đứng đầu được quốc tế công nhận đóng đô ở Tripoli và Nội các lâm thời của Bộ trưởng Abdullah Abdurrahman Al-Thani, hoạt động ở phía đông của đất nước trụ sở ở thành phố Tobruk cùng với quốc hội được bầu và được Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hỗ trợ. Vào ngày 4/4, chỉ huy của LNA, thống chế Khalifa Haftar bắt đầu phát động một cuộc tấn công vào Tripoli. Về phần mình, Saraj, người đứng đầu GNA, ra lệnh cho tất cả các đơn vị quân đội dưới quyền kiểm soát của mình sẵn sàng đáp trả. Hiện nay, các trận đánh vẫn đang diễn ra ở ngoại ô thủ đô Tripoli.
Arập Xêút tài trợ cho thống chế Khalifa Haftar? |
Mỹ yêu cầu thống chế Khalifa Haftar chấm dứt chiến sự ở Libya |
Toàn cảnh chiến sự ở Libya |
Bá Thủy
RT
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo