Lãi suất huy động bước vào cuộc đua tăng mới?
Sau thời gian dài "đứng yên", lãi suất huy động VND đã được một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-03% ở nhiều kỳ hạn.
Tại SHB, ở kỳ hạn 36 tháng, lãi suất khi gửi tại quầy hiện nay là 6,4%/năm và gửi online là 6,6%/năm, đều tăng 0,3% so với tháng 4. Tương tự, lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng tăng 0,1-0,2%/năm.
Sacombank tăng 0,1-0,2%/năm đối với hồi tháng 4. Cụ thể, đối với hình thức gửi tại quầy lãi suất kỳ hạn 2 tháng, lãi suất tại đây tăng 0,2%/năm lên 3,5%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng tăng 0,2%/năm lên 3,6%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng 0,2% lên 5%/năm.
Bac A Bank tăng 0,1% lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất ở kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng lên mức 5,9%/năm và 12 tháng là 6,3%/năm.
Hay như tại TPBank, ngân hàng vừa bổ sung thêm huy động mới với suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm, cao hơn 0,5% so với lãi suất gửi tiết kiệm thông thường.
Khảo sát thị trường cho thấy, ngân hàng đang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất là OCB với lãi suất niêm yết ở mức 8,2%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng và được dựa theo biểu lãi suất cơ sở của ngân hàng.
Tiếp sau là ACB với mức 7,4%/năm, áp dụng cho các khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng...
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, lãi suất huy động online có ngân hàng cộng thêm 0,3% so với kỳ hạn thông thường.
Một số ngân hàng tăng lãi suất huy động nhằm cân bằng lại lợi ích của người gửi tiền với kỳ vọng phần nào giảm xu hướng đa dạng sang các kênh đầu tư thay vì giữ các khoản tiết kiệm (Ảnh minh họa). |
Để giữ chân khách hàng trong bối cảnh dòng tiền nhàn rỗi có xu hướng chảy qua một số kênh đầu tư khác, nhiều ngân hàng đã phải tăng lãi suất huy động. Chuyên gia dự báo, cuối năm, lãi suất huy động có thể nhích lên nhưng cơ bản ở cục bộ một số ngân hàng.
Nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn đang ở trạng thái dồi dào khi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phải can thiệp qua các kênh OMO và tín phiếu của thị trường mở trong các tháng gần đây.
Trong tháng 5, lãi suất liên ngân hàng của 3 kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tăng đồng loạt và vượt ngưỡng 1% trong khoảng 1,24-1,41%. Mức lãi suất hiện tại đã cao hơn mức trung bình của năm 2020 (0,84%-1,14%). Tuy nhiên, mặt bằng hiện tại vẫn đang thấp hơn hẳn so với trước khi có dịch Covid-19, trung bình trong năm 2019 với cả 3 loại kỳ hạn trên đều cao hơn 3%.
Diễn biến này cho thấy thanh khoản tại một số ngân hàng có thể đang có dấu hiệu thu hẹp.
BVSC cho rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm nay sẽ bớt dư thừa hơn so với năm 2020 khi tín dụng đang ghi nhận sự hồi phục trở lại. Do đó, lãi suất huy động tăng thời gian qua mới chỉ có dấu hiệu tăng cục bộ, chưa ghi nhận áp lực tăng trên toàn hệ thống.
Việc lãi suất tăng ở một số ngân hàng là nhằm cân bằng lại lợi ích của người gửi tiền với kỳ vọng phần nào giảm xu hướng đa dạng sang các kênh đầu tư thay vì giữ các khoản tiết kiệm.
Công ty Chứng khoán VPS nhận định, trong bối cảnh dịch Covid bùng phát lần thứ 4 khiến nhiều người phải ở nhà nên có thời gian tập trung vào chứng khoán. Dòng tiền đổ vào thị trường này không ngừng tăng, trong đó có một phần từ dòng tiền nhàn rỗi khi lãi suất huy động ổn định ở mức thấp. Cùng với lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng nhích lên, khiến lãi suất huy động rục rịch tăng.
Tuy nhiên, tăng lãi suất không phải là xu hướng mà chỉ là động thái cục bộ ở một số ngân hàng. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất vẫn ổn định và chỉ có khả năng tăng nhẹ vào cuối năm, nếu tín dụng tăng.
Theo Dân trí
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu