Kiến nghị bổ sung 8 điểm mỏ khoáng sản phục vụ thi công cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương
Cụ thể, 8 điểm mỏ này thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm với tổng diện tích 101,53ha. Loại khoáng sản chủ yếu là đất san lấp và đá xây dựng, vật liệu cần thiết cho việc thi công đường cao tốc.
Dự án cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương có tổng chiều dài toàn tuyến 73,64km |
Theo khái toán nhu cầu và khả năng cung cấp nguồn vật liệu sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng làm việc với Liên danh nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang, nguyên liệu sử dụng vật liệu xây dựng cho dự án không thiếu hụt, cụ thể: đất đắp trên 8 triệu m3; đá các loại trên 1,6 triệu m3; đổ thải đất, đá không thích hợp trên 11 triệu m3 và cát xây dựng khoảng 50.000 m3.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 96 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó, có tới 90 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp, 6 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (vàng, thiếc, cao lanh, đá ốp lát, bentonit).
Đối chiếu giữa công suất các giấy phép của tỉnh cấp hiện có tại địa bàn 4 huyện, thành phố (Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng) và nhu cầu công suất của dự án thì đối với đá xây dựng là đảm bảo, đối với đất san lấp cần bổ sung hơn 2 triệu m3/năm.
Riêng đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông, suối) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời gian khai thác thì được phép nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (nhưng không tăng trữ lượng cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường. Đối với các mỏ đất đắp nền đường được phép nâng công suất theo nhu cầu của dự án đường cao tốc.
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, cơ chế ưu đãi này chỉ áp dụng riêng cho dự án Đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tính từ thời gian ngày khởi công cho đến khi kết thúc dự án, bàn giao đưa vào hoạt động. Sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho dự án phải thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ và trả lại toàn bộ diện tích đất cho địa phương quản lý.
Dự án Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 73,64 km với điểm đầu tại Km 26+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (TP Bảo Lộc) và điểm cuối tại Km 200+000, giao với đường cao tốc Liên Khương - Prenn tại Km 208+650 (xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng).
Tuyến cao tốc này chạy qua địa bàn huyện Bảo Lâm (dài 6,3 km), TP Bảo Lộc (khoảng 4,9 km), huyện Di Linh (dài 33 km) và huyện Đức Trọng (dài 29,4 km).
Dự án đầu tư xây dựng Đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là một trong 3 dự án thành phần của tuyến Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với tổng chiều dài hơn 210 km.
Theo chủ trương của Chính phủ, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hợp phần Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, thực hiện bằng ngân sách Nhà nước, còn 2 hợp phần Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương do tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
M.C
-
Vòng cấp phép năm 2024: Bước ngoặt cho ngành dầu khí Nigeria
-
Hoa Kỳ, Ấn Độ hợp tác khai thác khoáng sản quan trọng ở các nước thứ ba
-
Khám phá Bảo tàng trà Long Đỉnh: Nơi lưu giữ những hiện vật về nghề trà
-
Quảng Ngãi tập trung cao điểm đăng ký, cấp phép tàu "3 không"
-
Agribank ủng hộ 05 tỷ đồng cho chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" tỉnh Lâm Đồng
-
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4
-
VOOWESS 2024: Hội nghị quốc tế về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi
-
LPG Expo Châu Á - Thái Bình Dương 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu trong ngành công nghiệp LPG
-
IEA: Trung Quốc đang dẫn đầu “kỷ nguyên điện”
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước