Kiểm tra chuyên ngành càng gỡ càng rối
Tại hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIZ tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM, cho hay, sự chuyển biến trong cải cách thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chưa đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra.
Trong gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã tăng lên hơn 120 văn bản |
Cụ thể, tính đến nay đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối 198 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia, nhưng nhìn chung vận hành chưa hiệu quả, cách làm vẫn hình thức, vừa làm truyền thống và vừa làm online, vô hình trung gây khó cho doanh nghiệp. Trong gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã tăng lên hơn 120 văn bản, điều đó đã gây khó khăn, lúng túng cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng.
“Trong khi đó, chất lượng văn bản còn chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, thậm chí có quy định ở văn bản mới còn mâu thuẫn và trái ngược với quy định của pháp luật hiện hành. Nhiều lĩnh vực chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc “quản lý rủi ro” trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ” - bà Thảo cho hay.
Theo bà Thảo, CIEM đã nghiên cứu và phát hiện 12 nhóm bất cập. Các bất cập này đã nêu nhiều lần nhưng chuyển biến chậm, dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chưa cắt giảm chi phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn như phí kiểm dịch thú y và vấn đề lấy mẫu kiểm nghiệm. Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất, số lượng/khối lượng mẫu quá lớn, kết quả chỉ có 1 thử nghiệm nhưng tính phí theo số lượng mẫu, 5 mẫu thì tính phí tương tự như 5 thử nghiệm.
Hay, trong khi danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn tương đối rộng (78.000 mặt hàng), thì vẫn có mặt hàng chưa đầy đủ mã hồ sơ hoặc chưa đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với kiểm tra nhà nước về an toàn lao động thực hiện trước thông quan, đây là quy định phi lý, được phản ánh nhiều lần, song chưa có động thái sửa đổi nào. Trong khi đó, quy định về kiểm tra hiệu suất năng lượng tạo thêm nhiều gánh nặng chi phí và thời gian bất hợp lý cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề được phản ánh nhiều lần nhưng chưa được bộ ngành nào quan tâm.
Với những bất cập nêu trên, đại diện CIEM cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục coi trọng cải cách, đơn giản hóa, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục; tiếp tục thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do.
Đồng thời kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng chỉ đạo sát sao việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các nghị quyết liên quan tới cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đặc biệt, cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết triệt để các vấn đề và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ và tham gia thảo luận chính sách.
Đ.M
Vướng mắc kiểm tra chuyên ngành về thủy sản |
Ngành nông nghiệp quyết liệt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành |
Giảm 12.600 mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành |
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế