Ngành nông nghiệp quyết liệt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Theo thống kê, có 269 điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (của 33 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); bổ sung thêm một ngành nghề “Đăng kiểm tàu cá” đã được quy định tại Điều 68 Luật Thủy sản, Điều 56 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
(Ảnh minh họa) |
Theo đó Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thực hiện cập nhật các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức rà soát các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ xây dựng luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Bộ tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch năm 2019 đã đề ra, đồng thời đã rà soát và công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng số 386 thủ tục hành chính.
Số thủ tục hành chính được cắt giảm so với trước đó là 122 thủ tục; đạt tỷ lệ cắt giảm 24%. Lũy kế đến nay, Bộ đã cắt giảm 276/326 điều kiện đầu tư (bãi bỏ 139, sửa đổi 137 điều kiện), đạt tỷ lệ 84,6%. Việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh ước tính tiết kiệm được 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm. Các thủ tục hành chính đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành cũng được rà soát để chuẩn hóa. Bộ NN&PTNN cho biết, đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng (đạt 77%)...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giao một đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với một sản phẩm hàng hóa, Bộ NN&PTNT đã ban hành 3 thông tư quy định việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới kiểm tra chuyên ngành.
Được biết, đến nay, các đơn vị thuộc Bộ là Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật đã rà soát, xây dựng quy trình triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia. Bộ đang thực hiện nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật kết nối đồng bộ hệ thống VNACC/VCIS và tất cả các thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành vào Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng vừa công bố danh mục các điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa giai đoạn 2017-2018. Theo Bộ KH&ĐT, cho đến nay, mới chỉ có 2 bộ (gồm Công Thương, NN&PTNT) có kế hoạch thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 02 là “tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi”.
M.T
Chuyên gia nêu giải pháp để ngành nông nghiệp vượt khó thời hội nhập |
Ngành thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn |
Tiêu thụ nông sản không phải là câu chuyện của riêng ngành nông nghiệp |
-
Cần hiểu đúng và đủ về áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, PAN về đích sớm?
-
[PODCAST] Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
-
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương
-
Giá vàng hôm nay (31/10): Đồng loạt tăng