Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ rủi ro nợ xấu tại VDB
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã trình bày báo cáo công tác năm 2019 của kiểm toán nhà nước (KTNN).
Báo cáo cho biết, kế hoạch kiểm toán năm 2019 đã thực hiện 209 cuộc kiểm toán, được tổ chức thành 227 đoàn kiểm toán. Tính đến 30/9/2019 toàn ngành đã triển khai 214 đoàn kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 147 đoàn kiểm toán, phát hành 122 báo cáo kiểm toán.
Tình hình xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn |
“Đến 31/10/2019 toàn ngành sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/12/2019” - báo cáo cho biết.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 30/9/2019 là gần 62.000 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu 6.200 tỷ đồng, giảm chi gần 13.000 tỷ đồng, xử lý khác gần 43.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, KTNN cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản (4 thông tư, 4 nghị quyết, 10 quyết định và 18 văn bản khác), nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.
Báo cáo cho biết, qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Trong đó, đáng chú ý, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết số 42 của một số tổ chức tín dụng đã chỉ ra tỷ lệ số hồ sơ xử lý theo Nghị quyết 42 còn thấp, các biện pháp xử lý theo Nghị quyết 42 gồm 06 nhóm biện pháp thì chủ yếu mới chỉ thực hiện được theo hình thức thu giữ tài sản đảm bảo và bán nợ theo giá thị trường, các hình thức khác chưa được áp dụng.
Báo cáo cho hay, việc kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm hơn 866 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2018 gần 5.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, báo cáo chỉ rõ nợ xấu đến thời điểm 31/12/2018 hơn 46.000 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ. Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là gần 6.000 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu... tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động.
Đức Minh
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Tin tức kinh tế ngày 11/11: Các "ông lớn" công nghệ nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế
-
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên 4,55%
-
MBBank lãi sau thuế hơn 16.000 tỷ đồng, nợ xấu vượt 15.000 tỷ đồng
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?