Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khủng hoảng tình báo lớn chưa từng có ở Đức

07:04 | 12/05/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ xưa đến nay, chuyện gián điệp giữa các quốc gia với nhau vì mục đích an ninh, chính trị, thương mại hay công nghệ… là chuyện bình thường, chỉ có điều không ai công khai và không ai muốn thừa nhận. Tuy nhiên, nếu khẳng định rằng: “Gián điệp giữa những người bạn là điều không thể chấp nhận được” như Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố hồi năm 2013, khi scandal Mỹ do thám đồng minh châu Âu, nghe trộm điện thoại của bà Merkel… bị “người thổi còi” Edward Snowden làm cho ra bung bét thì quả là mạnh miệng.

Năng lượng Mới số 421

Sóng gió trên chính trường Đức

Cho đến giờ này, Washington vẫn “im hơi, lặng tiếng” trước các thông tin đầy rẫy trên mặt báo Đức suốt hơn 2 tuần qua về scandal Cơ quan Tình báo hải ngoại Đức (BND) bị nghi đã tổ chức do thám các đồng minh như Pháp, Liên minh châu Âu, mà lại là do thám theo yêu cầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Trong khi đó, từ Paris, Pháp tỏ ra “chơi đẹp” khi khẳng định “tình hữu nghị Pháp - Đức sẽ vượt qua… những tin tức vẫn đang cần phải được xác minh này”. Dẫu vậy, ngay ở trong lòng nước Đức, một cuộc khủng hoảng tình báo lớn nhất từ trước đến nay đã bắt đầu nổi lên và gây sóng gió trên chính trường Berlin.

Khủng hoảng tình báo lớn chưa từng có ở Đức

Trạm nghe lén Bad Aibling, được cho là nơi BND “giúp” NSA do thám các đồng minh châu Âu và cả các cơ quan Chính phủ Đức

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 23-4-2015, khi tờ báo uy tín Der Spiegel của Đức cho biết, ít nhất là từ năm 2008, một bộ phận của BND đã giúp cho NSA theo dõi các mối quan tâm của Đức và châu Âu, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp hàng không và quốc phòng châu Âu (EADS), nay là Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus.

“Bộ trưởng Nội vụ Đức đã nói rõ ràng là không có hoạt động gián điệp công nghiệp đối với các công ty Đức” - Der Spiegel nhắc lại câu trả lời của bà Merkel trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Đức hôm 14-7-2013 dành cho những thắc mắc liệu có “gián điệp kinh tế” và chính xác những dữ liệu nào là mục tiêu do thám của Mỹ tại Đức.

Ấy vậy mà, theo Der Spiegel, ít nhất là đến năm 2010, Phủ Thủ tướng đã nhận được những chỉ dấu về việc NSA cố gắng do thám các công ty châu Âu, bao gồm cả EADS - một doanh nghiệp thuộc sở hữu của cả các cổ đông Đức. Họ cũng biết rằng người Mỹ đang tìm cách gài người thâm nhập vào các cơ quan tình báo hải ngoại Đức để tiến hành các hoạt động gián điệp. Thật đáng kinh ngạc nếu bà Merkel không hay biết gì về những điều này trước khi trả lời phỏng vấn, bởi Thủ tướng là người phụ trách cao nhất giám sát hoạt động BND.

Bây giờ, cả truyền thông, cả các chính trị gia đối lập, thậm chí cả phía đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - nằm trong Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền của bà Merkel, cũng chỉ trích: Nếu Thủ tướng không hay biết gì thì còn tệ hơn: bà không chỉ cẩu thả trong việc thực hiện giám sát này mà còn thất bại hoàn toàn.

Bà Merkel tỏ ra thận trọng khi lên tiếng bảo vệ BND trong ý kiến đầu tiên của mình trước công chúng về scandal tình báo này hôm 4-5: “Ưu tiên của BND là đảm bảo sự an toàn của người Đức và Chính phủ Đức sẽ làm tất cả những gì có thể để cho phép BND thực hiện vai trò của mình. “Khi đối mặt với các mối đe dọa khủng bố quốc tế, vai trò này chỉ hoàn thành bằng sự hợp tác với các cơ quan tình báo khác, bao gồm trước hết là NSA”. Chưa biết liệu có sự thay đổi nào sắp tới trong nội các của bà Merkel hay không nhưng đồng minh thân cận của bà Merkel, Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere sẽ phải ra làm chứng trước khi Quốc hội điều tra. Các dân biểu Đức đã yêu cầu chính phủ công bố danh sách dữ liệu mà BND đã chuyển cho NSA.

Hiện dư luận Đức cũng đang phát hoảng về sự phụ thuộc sâu rộng và tin cậy quá đáng của BND với NSA, cũng như đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người lãnh đạo như bà Angela Merkel, ông de Maiziere, hay người đứng đầu BND Gerhard Schindler.  Những gì đang được thực hiện để đảm bảo rằng luật pháp của Đức sẽ tôn trọng? Việc tình báo Mỹ có thể do thám hoặc cố gắng do thám các công ty của Đức liệu sẽ bị trừng phạt? Thiệt hại trong quan hệ của Đức với các nước láng giềng do vụ bê bối này? Có phải quan hệ tốt với người Mỹ quan trọng hơn việc duy trì sự tin tưởng của các đối tác châu Âu?

Mỹ đã lợi dụng BND như thế nào?

Phạm vi của vụ việc ngày càng trở nên rõ ràng và mở rộng theo điều tra của Der Spiegel. NSA, thông qua hợp tác với BND, không chỉ do thám các công ty, mà còn do thám cả các chính trị gia và tổ chức ở châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp và các quan chức của Liên minh châu Âu. Kết luận này được rút ra từ tiêu chí tìm kiếm, lọc dữ liệu mà người Mỹ cung cấp cho các đối tác Đức. Đó đều là những từ khóa, chữ viết tắt phổ biến trong địa chỉ e-mail của các nhà ngoại giao, đại sứ và nhân viên của các cơ quan chính phủ của Đức và châu Âu như “diplo”, “bundesamt”, hay “federal office”, “gov”; hay liên quan đến Airbus như “EADS” và “Eurocopter”…

Trạm nghe lén Bad Aibling mà Mỹ xây dựng và chính thức chuyển giao cho BND từ năm 2004 chính là một trong những cơ sở đắc lực giúp NSA thực hiện hoạt động do thám này. Những đường cáp bí mật dẫn từ cơ sở này đến gần Mangfall Barracks, nơi BND ngấm ngầm tiến hành giám sát ở quy mô lớn các thông tin truyền qua vệ tinh. Người Mỹ đã xây dựng các cơ sở đặc biệt cho hoạt động của mình. Đó là những tòa nhà lớn, sơn đen, không có cửa sổ, kết nối với mạng dữ liệu của NSA bằng cáp sợi quang. Đây cũng nơi đặt trụ sở của SUSLAG - văn phòng liên lạc đặc biệt giữa NSA và BND.

Với “sự giúp đỡ của người Mỹ”, từ Bad Aibling, BND không chỉ chặn được số lượng lớn các tín hiệu từ các khu vực khủng hoảng trên toàn thế giới hơn 10 năm, bao gồm cả cuộc gọi điện thoại, thư điện tử và tin nhắn văn bản, mà còn từ các chính trị gia, tổ chức, doanh nghiệp Đức và châu Âu. Và tất nhiên, những tiêu chí tìm kiếm do người Mỹ cung cấp là cơ sở cho việc chặn này, bất kể có liên quan hay chẳng dính dáng gì đến bọn tội phạm nghiêm trọng như khủng bố hay buôn lậu vũ khí như trong chương trình hợp tác tình báo giữa Mỹ và các đồng minh, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố. Danh sách mới được tải về máy chủ Mỹ mỗi ngày và chuyển cho NSA.

Nếu việc này bị điều tra ra là đúng, không ngoại trừ, hành vi này sẽ được quy vào tội hoạt động gián điệp bất hợp pháp và phản bội. Ngoài ra, việc Mỹ có nhắm mục tiêu vào các nhân viên ở Phủ Thủ tướng Đức hay do thám các nhà báo hay không cũng là một nghi ngờ đang dấy lên trong những ngày gần đây. 

Linh Phương