Không thể giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công mới
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 5/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về việc phân bổ 4.069 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và một số nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2020.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về việc phân bổ 4.069 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và một số nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2020.
Nhiều dự án đầu tư công thiếu vốn |
Theo đó, tại Nghị quyết số 797/2019 về phương án phân bổ 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã quyết định phân bổ 5.931 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn này. Nhưng đối với số 4.069 tỷ đồng còn lại chưa đủ căn cứ xem xét, quyết định phân bổ cho các dự án cụ thể, để bảo đảm tính kịp thời và chủ động trong điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, UBTVQH đã giao Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đề xuất hòa chung số vốn 4.069 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ với nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số 84/2019 của Quốc hội (Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV).
Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chính phủ đề nghị Quốc hội bổ sung 3 nội dung tại dự thảo Nghị quyết: Điều chỉnh cơ cấu vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của hai hương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tăng vốn ngoài nước và giảm vốn trong nước tương ứng là 3.580.200 triệu đồng. Bổ sung 241.021 triệu đồng để thu hồi vốn ứng trước của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, bổ sung nội dung về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 theo nguyên tắc tại Luật Đầu tư công số 39/2019.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với Chính phủ về việc trình Quốc hội cho hòa chung số vốn 4.069 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ với nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; đồng tình bổ sung nội dung Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh cơ cấu vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của hai hương trình mục tiêu quốc gia như Chính phủ đề xuất bởi đây chỉ là điều chỉnh cơ cấu vốn, không ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư cho hai chương trình mục tiêu quốc gia, không làm ảnh hưởng đến tổng mức vốn đầu tư công trung hạn và phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Đối với việc bổ sung nội dung về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân Nhà nước năm 2020 theo nguyên tắc tại Luật Đầu tư công số 39/2019, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tuy việc này thực hiện trước thời điểm Luật Đầu tư công số 39/2019 có hiệu lực thi hành (1/1/2020). Nhưng, thủ tục giao kế hoạch vốn theo Luật Đầu tư công hiện hành sẽ qua nhiều bước phức tạp hơn, trong khi, toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 sẽ thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019. Để bảo đảm tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong giao kế hoạch, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho hay, quy định chuyển tiếp của Luật Đầu tư công số 39/2019 quy định rõ, với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Chúng ta cần thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014, song Chính phủ đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công mới chưa có hiệu lực thi hành.
Đưa ra mâu thuẫn này, đại biểu Bùi Văn Xuyền đề nghị, Chính phủ cần thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 theo quy định chuyển tiếp của Luật Đầu tư công số 39/2019. “Đáng ra chúng ta phải xử lý ở điều chuyển tiếp của Luật Đầu tư công số 39/2019. Xác định những nội dung nào cho phép thực hiện trước năm 2020 và sau khi luật có hiệu lực thi hành. Vấn đề này không được quy định nên cần tuân thủ Luật Đầu tư công số 49/2014. Việc thực hiện theo luật cũ hay luật mới là cả một câu chuyện cần đặt ra, nên Chính phủ cần giải trình”, đại biểu Bùi Văn Xuyền nói.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, quy định chuyển tiếp tại Luật Đầu tư công số 39/2019 xác định áp dụng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác giao vốn của Chính phủ thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014 chưa bao giờ giao hết, trong năm 2019 cũng còn hơn 4 nghìn tỷ đồng. Nếu thực hiện theo quy trình, thủ tục giao vốn hiện hành, đến cuối năm 2019 sẽ khó thực hiện giao vốn hết và nếu như vậy sẽ không thể thực hiện giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công mới.
M.L
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 6/10: Hàng hóa qua cảng biển tăng 14%
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô đạt hơn 74% dự toán trong 7 tháng
-
Còn hơn 21.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết
-
Chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị