Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không thể chậm trễ trong chuyển đổi năng lượng

15:40 | 16/12/2021

787 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong bối cảnh thế giới vẫn phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hóa thạch và tiếp tục làm trầm trọng hơn thảm họa biến đổi khí hậu, hãng tin Reuters đã có bài phân tích về sự cấp thiết chuyển đổi năng lượng.
Chuyển đổi năng lượng

Các nhà hoạch định chính sách đang chịu áp lực ngày càng tăng để thực hiện những cam kết của Thỏa thuận Paris. Các chính khách và giới doanh nhân đều thừa nhận sự cần thiết phải chuyển đổi sang một xã hội carbon thấp, song việc làm chậm quá trình trái đất nóng lên và đáp ứng những mục tiêu toàn cầu về giảm khí thải không phải là vấn đề một sớm một chiều.

Giám đốc Trung tâm Luật Môi trường quốc tế Carroll Muffett nói rằng, việc chuyển đổi năng lượng đang diễn ra quá chậm chạp khi nhìn từ góc độ biến đổi khí hậu, nhưng quan trọng nhất là sự thừa nhận vấn đề chủ yếu nằm ở ý chí chính trị và các lựa chọn kinh tế.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới và các công ty liên tục nói về cam kết "chuyển đổi năng lượng". Gần 200 nước đã phê chuẩn Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nhất trí theo đuổi nỗ lực giới hạn nhiệt độ nóng lên của trái đất là 1,5 độ C. Đây tiếp tục là trọng tâm chính của COP26, mặc dù một số nhà khoa học về biến đổi khí hậu cho rằng bây giờ mục tiêu này sẽ không thể trở thành hiện thực.

Nhóm tư vấn Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định, trong giai đoạn 2030 - 2052, nhiệt độ trái đất sẽ nóng thêm 1.5 độ C. Để giảm mức độ nóng lên của trái đất, thế giới cần phải giảm đi 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với mức của năm 2010, trước khi hướng tới không phát thải ròng vào năm 2050.

IPCC cho biết khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và ngành công nghiệp chiếm tới 89% khí thải toàn cầu năm 2018.

Trên thực tế, chiến lược cân bằng khí thải của một số Chính phủ và công ty vẫn phụ thuộc vào việc ngày càng tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong những thập kỷ tới. Theo ông Muffett, có thể thấy rõ điều này trong chính sách của Mỹ, đặc biệt trong kế hoạch đầu tư mạnh mẽ cho việc thu và giữ carbon.

Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cho hay, mức độ khí carbon của trái đất đang cao hơn bất cứ thời điểm nào trong 3,6 triệu năm qua. Để đối phó với những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tập trung vào việc giảm khí thải khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nghiên cứu ngăn chặn khí nhà kính đi vào khí quyển.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến khí thải carbon toàn cầu từ các nguồn nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng trong các thập kỷ tới.

Chuyên gia phân tích năng lượng Clark William Derry nói rằng, quá trình "chuyển đổi năng lượng" hiện nay giống như quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 21. Quá trình chuyển đổi hiện đang diễn ra, song không rõ liệu có đủ nhanh để ngăn chặn những hậu quả tồi tệ của biến đổi khí hậu, có đủ nhanh để cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố ở các nước đang phát triển.

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố hồi tháng 2 năm nay cho thấy, cam kết của các nước trong việc cắt giảm khí thải nhà kính "còn rất xa" so với những biện pháp sâu rộng cần thiết để tránh những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu. Hiện nay mới có 75/195 nước ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình kế hoạch đóng góp quốc gia (NDC) về các giảm khí thải tới năm 2030.

Được biết, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ - những nước có lượng khí phát thải lớn nhất thế giới vẫn chưa đưa ra NDC của nước mình.

Bình An