Khi mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nói: "Tạm biệt phương Tây"
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan |
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga - mà nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mô tả là "thỏa thuận quan trọng nhất trong lịch sử đương đại" của đất nước ông - sẽ không làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã rất căng thẳng giữa Washington và Ankara, Giáo sư khoa học chính trị người Đức Thomas Jäger cho biết, đồng thời ông không loại trừ rằng cuộc xung đột này có thể dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO.
Nếu "Thổ Nhĩ Kỳ quyết định rút khỏi NATO, đó sẽ là một tổn thất lớn về mặt địa lý cho Liên minh quân sự này", ông Jäger viết.
Theo ông Jäger, khả năng Ankara rời khỏi NATO không thể được loại trừ. Mọi thứ phụ thuộc vào việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có coi việc rời NATO là một bảo đảm cho tương lai chính trị của ông hay không.
Nhà khoa học chính trị người Đức lưu ý rằng ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ ở lại NATO, sự rạn nứt cũng sẽ xuất hiện trong Liên minh quân sự này.
Ông Jäger cho rằng nhờ hợp đồng này với Thổ Nhĩ Kỳ, danh tiếng của Nga trên thế giới sẽ tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt, nhất là khi cuộc xung đột giữa Ankara (thành viên NATO) và Washington ngày càng khó giải quyết.
Trong bài viết trên báo Die Welt của Đức, nhà báo chuyên viết về quân sự Vladimir Kalnoky nói rằng các chuyên gia an ninh vẫn không thể hiểu tại sao Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại muốn mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga "bằng mọi giá".
Ông Kalnoky cho rằng việc Ankara mua S-400 bất chấp những cảnh báo và chỉ trích gay gắt từ NATO và Hoa Kỳ, có thể được coi là quyết định "không thể quay đầu lại" đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây có thể là cái cớ để Ankara "rời khỏi hàng ngũ Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương".
Theo ông Kalnoky, khi mua S-400, Tổng thống Erdogan muốn nói: "Tạm biệt phương Tây".
Nhà báo này tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định có bằng được hệ thống S-400, bất chấp sự chỉ trích của NATO và Mỹ, vì chắc chắn Ankara đã coi Nga là đối tác đàm phán ở Trung Đông, và vì theo Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow sẽ có ảnh hưởng ở khu vực này nhiều hơn Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Ông Vladimir Kalnoky cũng đưa ra một lời giải thích khác, khi cho rằng đơn giản là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thích tránh xa Hoa Kỳ, vì nước này từng bị cáo buộc liên quan tới cuộc đảo chính lật đổ ông hồi năm 2016.
Lô hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga do Thổ Nhĩ Kỳ mua đã được chuyển đến căn cứ không quân Murted ở Ankara ngày 12/7.
Ngày 14/7, ông Erdogan cho rằng việc giao hàng và lắp đặt S-400 sẽ kết thúc vào năm 2020.
Là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng các hệ thống phòng không của Nga không gây ra mối đe dọa nào cho Liên minh quân sự này. Nhưng NATO và Hoa Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, nói rằng S-400 không tương thích với các hệ thống phòng không của NATO. Washington từng đề nghị Ankara mua các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ thay vì S-400 và đe dọa đóng băng thỏa thuận bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nh.Thạch
RT
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị