Động cơ thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ khi mua S-400 của Nga là gì?
Hệ thống phòng không S-400 của Nga |
Ankara mua các hệ thống phòng không S-400 từ Nga để đảm bảo sự độc lập trong trường hợp đảo chính do chính lực lượng không quân của họ tiến hành và có lẽ không có ý định tích hợp chúng vào các hệ thống của NATO như điều mà Hoa Kỳ lo sợ. Đó là những gì mà Mark Sleboda, nhà phân tích quốc tế và an ninh tại Moscow, nêu với đài Sputnik.
Ông Sleboda lưu ý rằng Hoa Kỳ đã tìm cách can ngăn người Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện giao dịch này. Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại rằng S-400, khi hoạt động trên cùng một mạng lưới với F-35 Lightning II, sẽ khiến loại máy bay tàng hình này của Mỹ phơi bày những điểm yếu cho Nga và Trung Quốc.
Việc giao những chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ hủy bỏ chỉ vì Ankara muốn mua S-400 của Nga. Do vậy, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã quay sang Nga và Trung Quốc để tìm kiếm một loại máy bay tàng hình thay thế, đồng thời tuyên bố ý định sẽ tự sản xuất một loại may bay tương tự như chiếc F-35 Lightning II của Mỹ.
Theo Mark Sleboda, những lo ngại này của Washington không có cơ sở, bởi vì "động cơ thực sự của ông Erdogan để có được S-400 của Nga là để bảo vệ ông ta chống lại nguy cơ quân đội đảo chính".
"S-400 có những khả năng mà Thổ Nhĩ Kỳ không có vào lúc này... Hơn nữa, S-400 không tích hợp với các hệ thống NATO. Và NATO cũng không thể vô hiệu hóa S-400, như những gì đã xảy ra trong Chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và Koweit. Iraq đã mua các hệ thống phòng không của Pháp, hệ thống này đã bị các tín hiệu từ Hoa Kỳ vô hiệu hóa từ xa", chuyên gia Sleboda nói.
Nếu Hoa Kỳ và các nước NATO khác có lập trường chính trị chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định thay đổi quyền lực ở nước này, thì S-400 sẽ cho phép Tổng thống Erdogan "phòng thủ chống lại điều đó".
"Nhưng hầu hết các cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ chống lại ông Erdogan đều do Không quân nước này thực hiện. Các cuộc đảo chính này đều thất bại đơn giản là vì các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể bắn hạ máy bay của ông Erdogan trên bầu trời", chuyên gia Sleboda cho biết.
Ông Sleboda nói thêm rằng không quân là một trong những đơn vị có xu hướng thân phương Tây nhất của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Đơn vị này không chỉ sử dụng nhiều thiết bị do phương Tây sản xuất mà còn được đào tạo từ các quốc gia phương Tây, do đó là mối nguy hiểm chính trị lớn nhất đối với ông Erdogan.
"Về mặt lý thuyết, ông Erdogan không chỉ có thể sử dụng hệ thống phòng không của Nga chống lại các nước thành viên NATO và các quốc gia khác như Israel, được trang bị vũ khí của Mỹ, mà còn có thể sử dụng hệ thống phòng không của Nga trong trường hợp bị đảo chính. Vì vậy, đây là một cách mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ bản thân trước chính quân đội của mình", nhà phân tích Sleboda lưu ý.
Hợp đồng mua hệ thống S-400 của Nga ước tính trị giá hơn 2,1 tỷ euro. Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ triển khai các hệ thống này trên lãnh thổ của mình vào tháng 10/2019.
Washington đã nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng thỏa thuận với Moscow có thể sẽ khiến việc mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Ankara bị hủy bỏ. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng đã nói nhiều lần rằng ông không phải xin phép bất cứ ai khi bảo vệ đất nước của mình và nói rằng đó là "một vấn đề đã được quyết định và không thể thay đổi".
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận lô thiết bị S-400 đầu tiên từ Nga |
Hệ thống phòng không S-400 đầu tiên có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ |
Nga bắt đầu đưa S-500 Prometey vào sản xuất hàng loạt |
Nh.Thạch
RT
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường