Khi hai thế hệ trong một bức tranh
Tập thơ “Đồng dao trên núi” của nhà thơ Phạm Phương Thảo |
Bên cạnh đó, cô còn nắm giữ danh hiệu học sinh giỏi văn trong nhiều năm liên tiếp từ thuở còn mặc áo trắng cắp sách tới trường. Chỉ đáng tiếc rằng những bài thơ từ thuở xưa ấy, cô đã không thể giữ lại bên mình để đưa chúng vào “hòm kho báu” quý giá của cô, cũng như để mỗi lần đọc lại, nó như một tấm vé đưa cô quay trở về tuổi thơ, quay trở về những ngày thơ ấu được nô đùa, làm thơ trên đồng cỏ xanh mát.
Độ tuổi thiếu nhi là độ tuổi thuần khiết và trong trắng nhất trong một đời người, và có lẽ cũng chính vì vậy mà đề tài thiếu nhi được xem như là một thử thách “khó nhằn” đối với các nhà văn, nhà thơ mỗi khi viết lên một tác phẩm. Khi viết về đề tài thiếu nhi, tác giả cần phải có sự tinh ý, khôn khéo, và đặc biệt nhất là khi ấy, tác giả không chỉ đơn thuần là một người “tác giả”, mà tác giả còn phải trở thành một đứa trẻ, sẵn sàng bước vào thế giới trẻ thơ để có thể cảm nhận được hạnh phúc trong trắng và lắng nghe những tiếng cười thuần khiết, và từ đó sẽ chuyển hóa vào trong văn thơ những hình ảnh, cảm xúc và từ ngữ, v.v... sao cho hợp lý, phù hợp nhất.
Với dòng máu yêu văn chương và thơ ca luôn chảy mãnh liệt trong cô, nhà văn Phạm Phương Thảo sau bao nhiêu năm xuất bản một số đầu sách viết về chủ đề người lớn, thì nay cô đã dám đối mặt với thử thách và cho ra đời tập thơ “Đồng dao trên núi”.
Trước khi cho ra đời tập thơ “Đồng dao trên núi”, vào năm 2015 nhà văn Phạm Phương Thảo cũng đã từng viết bài thơ có tên “Cún con nhỏ xíu” dành tặng cho cháu. Bài thơ viết về hai người cháu dưới góc nhìn tuổi thơ của những đứa trẻ sống trên thành phố. Khác với “Đồng dao trên núi”, tác giả lại viết về góc nhìn tuổi thơ của những đứa trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa và miền núi. Và không chỉ dừng lại ở đó, bởi chính vùng núi cũng là nơi đã tạo nên và lưu giữ lại các kỉ niệm thời thơ ấu của cô, nên bên cạnh việc viết về góc nhìn của những đứa trẻ, chính cô đã quay trở về thời thơ ấu của chính mình để nhặt nhạnh những mảnh ký ức hồn nhiên và trong sáng rồi đem chúng vào trong tập thơ. Hình ảnh con chuồn chuồn bay như thế nào, con châu chấu bật nhảy cao bao xa, chú dế mèn kiêu căng làm sao hay âm thanh của bản nhạc đồng ca nghe thú vị biết mấy. Tuổi thơ của một đứa trẻ là vậy, những chi tiết từ to lớn tới nhỏ bé luôn được thu hết vào trong tầm mắt và cất chúng trong trái tim như tất thảy đều là những điều đặc biệt.
Và một điều nữa cần được khẳng định, rằng nhà văn Phạm Phương Thảo đã rất “dũng cảm” vì cô không chỉ dám đối mặt với thử thách viết về chủ đề thiếu nhi, mà bản thân cô cũng tự tạo cho mình một thử thách khác, đó chính là viết thơ về văn hóa dân gian cho trẻ em thời hiện đại. Văn hóa dân gian là cội nguồn, là văn hóa “mẹ” đã được hình thành từ thời xa xưa, để có thể kết nối trẻ em thiếu nhi với văn hóa dân gian là một điều rất khó khi các em đã được tiếp xúc với sự hiện đại của công nghệ và ti tỉ những điều mới mẻ khác xa với văn hóa xưa. Và tất nhiên, nhà văn Phạm Phương Thảo đã vượt qua được những rào cản đó, “Đồng dao trên núi” như một bức tranh vẽ về văn hóa dân gian nhưng lại được tô lên những màu sắc rực rỡ và mới mẻ, những câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng nội dung vẫn được thể hiện đậm sâu về văn hóa dân gian. Thật tuyệt vời khi nhà văn Phạm Phương Thảo đã chọn lọc những điều tinh hoa của truyền thống và hiện đại, để rồi kết hợp chúng với nhau tạo thành một màu sắc mới lạ và tuyệt đẹp trong thế giới quan của các em thiếu nhi. Vừa được đọc những bài thơ hay, vừa được tiếp thêm những kiến thức về văn hóa thời xưa của dân tộc, đất nước Việt Nam.
Tôi mong rằng nhà văn Phạm Phương Thảo và những nhà văn khác sẽ tiếp tục viết ra những tác phẩm tuyệt vời như vậy, luôn luôn nhớ tới cội nguồn và hướng tới tương lai, dân gian và hiện đại luôn song hành với nhau để tạo ra một bức tranh hoàn hảo cho các em thiếu nhi.
3 nhà thơ Việt Nam đọc thơ trong sự kiện “Trái đất là ngôi nhà chung” Theo lời kêu gọi của Phong trào thơ thế giới, Hiệp hội Đối thoại tại Kolkata sẽ tổ chức buổi đọc thơ quốc tế trực tuyến mang chủ đề “Trái đất là ngôi nhà chung” vào lúc 18h ngày 15/4/2022 (giờ Ấn Độ, tức 17h30 giờ Việt Nam). |
Jy Khanh
-
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá những công trình trên “Giao lộ di sản”
-
Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách yêu thích nhất thế giới
-
Phẩm cách người Hà Nội - dòng mạch ngầm chảy mãi
-
Bài cuối: Động lực để phát triển lên tầm cao mới
-
Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng