Khí đốt của Nga: Chủ đề chính gây bất đồng tại thượng đỉnh Ukraine-EU
Tổng thống Ukraine (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu |
Tham dự thượng đỉnh tại Kiev có sự tham gia của các nhà lãnh đạo Hội đồng châu Âu, Charles Michel và Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu đang tăng vọt, một tin xấu đối với Kiev khi nước này muốn trì hoãn việc vận hành Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt có công suất 55 tỷ m3/năm nối trực tiếp Nga và Đức bỏ qua Ukraine. Theo Moscow, đường ống này khi đi vào vận hành sẽ giúp bình ổn giá cả.
Đối với EU, đường ống này không phải là một ưu tiên, vì nó không làm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng cũng không chống lại được.
Đây là chủ đề nhạy cảm, bởi vì đường ống dẫn khí đốt này có nguy cơ tước đi ít nhất 1,5 tỷ USD mỗi năm thu nhập của Ukraine vì quá trình vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu bỏ qua lãnh thổ nước này.
Do đó, Tổng thống Ukraine thề rằng sẽ "chiến đấu đến cùng" để ngăn chặn việc đưa Nord Stream 2 vào hoạt động, vốn vẫn đang chờ cơ quan quản lý của Đức bật đèn xanh.
Tổng thống Zelensky đã thông báo với Thủ tướng Angela Merkel vào cuối tháng 8 rằng đường ống này là một "vũ khí địa chính trị nguy hiểm" của Moscow. Nhà lãnh đạo Đức cho biết bà đã đảm bảo rằng Nga sẽ gia hạn hợp đồng trung chuyển qua Ukraine, hết hạn vào năm 2024 và do đó bảo đảm được doanh thu của Ukraine, một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Âu và có xung đột với Nga.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, EU hôm thứ Hai đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 8 quan chức - thẩm phán, công tố viên và thành viên cơ quan an ninh - bị cáo buộc trấn áp những người phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng ưu tiên của ông không phải là đặt Ukraine "vào thế khó", mà là trở thành một "đối tác tin cậy tuyệt đối" của châu Âu trong các vấn đề năng lượng.
Nga cũng đã phủ nhận việc thúc đẩy giá khí đốt tăng cao hiện nay để giành lấy hợp đồng hoặc đẩy nhanh việc vận hành Nord Stream 2.
Ở Kiev, những lời khẳng định này còn lâu mới chấp nhận. Ukraine khiển trách các đồng minh châu Âu vì sự rụt rè của họ, cho dù là trong lĩnh vực khí đốt, hợp tác quân sự hay triển vọng hội nhập vào NATO và EU.
Về phần mình, các nước châu Âu đang kêu gọi Kiev nỗ lực hơn nữa để cải cách, đặc biệt là hệ thống tư pháp khét tiếng tham nhũng. Tuy nhiên, những điều này đã kéo dài trong nhiều năm.
Quan chức châu Âu cho rằng, hội nghị thượng đỉnh trên hết sẽ là cơ hội để người châu Âu "tái khẳng định cam kết tăng cường liên kết chính trị và hội nhập kinh tế của Ukraine với EU". Do đó, không có tiến bộ lớn nào được mong đợi. Đối với Leonid Litra, nhà phân tích tại Trung tâm châu Âu mới ở Kiev, "có sự căng thẳng và bất bình ở cả hai bên", nhưng phía Ukraine đơn giản cảm thấy "bị phớt lờ".
Nh.Thạch
AFP
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón