Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hội thảo ‘Tăng trưởng bền vững và các vấn đề xuyên văn hóa’

23:20 | 23/03/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo quốc tế Hội nhập thị trường ASEAN: Tăng trưởng bền vững và các vấn đề xuyên văn hóa do Trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP HCM phối hợp với Hội Hữu nghị VN - ASEAN TP HCM, Tổng lãnh sự quán Indonesia và 7 trường đại học ở Indonesia đồng tổ chức. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Võ Văn Sen - Hiệu trưởng Trường ĐH KH-XH&NV đã nhấn mạnh rằng: chưa bao giờ vận mệnh phát triển đất nước của Việt Nam và bạn bè ASEAN lại rộng mở như hiện nay, bởi lẽ tất cả đều đang hối hả trên con đường xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN hài hòa và bền vững.

hoi thao quoc te tang truong ben vung va cac van de xuyen van hoa
PGS.TS Võ Văn Sen phát biểu khai mạc Hội thảo

Kể từ ngày thành lập (8/8/1967) đến nay ASEAN, với dân số hơn 625 triệu người và tổng sản lượng (GDP) hàng năm trên 2.000 tỉ đô la Mỹ, đã thực sự là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại, hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương vốn rất năng động…

Hội thảo đã thu hút hơn 150 bài tham luận, những ý kiến của các vị lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà giáo từ Indonesia, Việt Nam và Campuchia đã giúp làm sáng tỏ hơn vai trò, ý nghĩa và tương lai của hội nhập và phát triển, làm ngắn hơn khoảng cách vốn có giữa đào tạo và thực tiễn, thu hẹp và xóa nhòa những khoảng cách hữu hình và vô hình giữa các nước Đông Nam Á để khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và hợp tác nghiên cứu – giảng dạy quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế - văn hóa ASEAN. 

Ông Jean Anes - Tổng lãnh sự Indonesia tại TP HCM cho rằng, hội thảo là dịp tăng cường hợp tác, đặt biệt trong lĩnh vực giáo dục và phát triển các khái niệm mới để nắm bắt cơ hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp đặc thù của khu vực, góp phần phát triển một cộng đồng ASEAN.

hoi thao quoc te tang truong ben vung va cac van de xuyen van hoa
Ông Jean Anes - Tổng lãnh sự Indonesia tại TP HCM phát biểu tại Hội thảo

Ông Jean Anes còn cho biết, lực lượng lao động liên kết của cộng đồng ASEAN là nguồn lao động lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, một thị trường tiêu thu rộng lớn, đó là những lợi thế của cộng đồng ASEAN.

Hội thảo lần này còn tập trung vào các vấn đề phát triển du lịch, vốn là một thế mạnh của các nước ở Đông Nam Á. Du lịch trở thành ngành thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, Malaysia, Thái Lan đã thể hiện rõ điều này và Việt Nam cũng đang tham gia vào thị trường du lịch Đông Nam Á và từng bước dần lớn mạnh. Ngoài ra, cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, các tiêu chuẩn chung đang được xây dựng, việc thấu hiểu và chia sẻ kinh nghiệm và cùng khai thác du lịch mang tính bền vững là điều mà các quốc gia hướng đến.

Ngoài ra, các vấn đề về quản lý khủng hoảng kinh tế, tái thiết ngân hàng, quản lí rủi ro đối với khủng hoảng của ngân hàng, đầu tư và quản lí thị trường, quản lý trị nguồn nhân lực,… cũng đã được chia sẻ thẳng thắn, trên tinh thần đối thoại học thuật khá cởi mở giữa các trường đại học tại hội thảo lần này.

Kế đến, các vấn đề về văn hóa - xã hội - lịch sử cũng nhận được nhiều tham luận của các tác giả Việt Nam, Campuchia và Indonesia. 

hoi thao quoc te tang truong ben vung va cac van de xuyen van hoa
Hội thảo quốc tế Hội nhập thị trường ASEAN: Tăng trưởng bền vững và những vấn đề xuyên văn hóa 

Riêng, các tham luận của Việt Nam tập trung vào một số vấn đề liên quan đến kinh tế văn hóa, xã hội trong thời kì mới. Cụ thể là vấn đề quản lí hậu hiện đại và quản lí văn hóa ở Đông Nam Á, quản lí xuyên văn hóa trong trao đổi và đào tạo chất lượng giáo dục đại học thời hội nhập, một số vấn đề về xây dựng bản sắc khu vực trong phát triển cộng đồng ASEAN dưới góc nhìn xuyên văn hóa; xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn; các vấn đề về tín ngưỡng dân gia tại đồng bằng sông Cửu Long; vai trò của người phụ nữ Ê Đê trong đời sống hôn nhân gia đình qua luật tục; du lịch cộng đồng gắn kết với người Khmer ở Trà Vinh; dạy tiếng Triều Châu - một hiện tượng song ngữ; chợ truyền thống và bối cảnh chợ truyền thống ở ASEAN; vai trò của Việt Nam - Indonesia trong an ninh khu vực Đông Nam Á, vai trò của lễ hội nông nghiệp ở Lào...

Ngoài chương trình hội thảo giữa các trường đại học tại Indonesia và Việt Nam, các đại biểu tham dự hội thảo còn tham gia các chương trình khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp Việt Nam và một số địa danh tại TP HCM, đặc biệt là chuyến tham quan tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam tại khu di tích Địa đạo Củ Chi. 

T.V