Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

07:05 | 29/11/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong 13 triều nhà Thanh, Phổ Nghi là vị Hoàng đế cuối cùng và ông chết ngày 17/10/1967, thọ 60 tuổi.

Phổ Nghi là cháu Hoàng đế Quang Tự, làm vua khi chưa đầy 3 tuổi. Sau khi làm Hoàng đế được 1 năm, Phổ Nghi cho đổi niên hiệu là Tuyên Thống, nhưng ngày 12/2/1912, ông phải tuyên bố thoái vị. Ba lần lên ngôi, ba lần thoái vị là kỷ lục mà chưa một vị Hoàng đế Trung Quốc nào có được, nhưng Phổ Nghi vẫn muốn khôi phục nhà Thanh và ước nguyện này của ông được Trương Huân cùng một số tướng sỹ và quan văn tâm phúc ủng hộ.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Phổ Nghi lúc mới lên ngôi.

Ngày 1/7/1917, Phổ Nghi tuyên bố khôi phục nhà Thanh, song chỉ 11 ngày sau (12/7/1917), ông lại phải tuyên bố thoái vị. Nhưng phải tới ngày 5/11/1924, danh hiệu Hoàng đế của Phổ Nghi mới chính thức bị tước bỏ. Năm 1925, Phổ Nghi chạy về Thiên Tân nhằm phục hồi nhà Thanh.

Sau biến cố ngày 18/9/1931, Phổ Nghi được người Nhật bí mật hộ tống chạy về Đông Bắc và xưng đế lần thứ ba (tháng 3/1934). Mãi tới ngày 17/8/1945, Phổ Nghi mới chấm dứt cuộc sống tằm gửi sau khi bị Hồng quân Liên xô bắt làm tù binh.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Phổ Nghi trên ngai báu.

Sau 2 năm bị giam tại Liên Xô, tháng 8/1950, Phổ Nghi được Chính phủ Liên Xô bàn giao cho Chính phủ Trung Quốc. Ngày 4/12/1959, Phổ Nghi được toà án nhân dân tối cao Trung Quốc trả lại tự do. Năm 1964, Phổ Nghi được cử làm uỷ viên uỷ ban thường vụ quốc hội, chuyên viên uỷ ban nghiên cứu văn sử của Chính hiệp.

Theo các sử gia, các vị Hoàng đế cuối cùng của những triều đại trước hoặc bị giết, hoặc tự sát, nhưng trường hợp của Phổ Nghi là duy nhất - không những không bị giết, không phải tự sát, mà còn được tân Chính phủ trọng dụng. Và điều lý thú nhất là sau những cuộc hôn nhân thất bại, nhất là với Hoàng hậu Uyển Dung, ngày 30/4/1962, Phổ Nghi đã kết hôn với Lý Thục Hiền và sống hạnh phúc tới khi nhắm mắt xuôi tay.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Sau khi Phổ Nghi chết (do biến chứng của bệnh tim và ung thư thận) xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên và tro được chôn tại nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của chồng đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.

Trước khi lấy Lý Thục Hiền, Phổ Nghi đã cưới Uyển Dung (1906-1946) năm 1922, người vợ đầu tiên và được phong là Hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn. Nhưng sau khi tới Mãn Châu, Hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn nghiện thuốc phiện và ngoại tình có thai với 1 lái xe. Phổ Nghi khi biết chuyện đã ra lệnh giết chết con Uyển Dung ngay sau khi chào đời, còn bà bị giam tới năm 1945. Nhưng sau khi thoát cảnh giam cầm chỉ 1 năm, Uyển Dung đã chết vì bệnh tật và đói thuốc phiện.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Phổ Nghi khi là Hoàng đế Mãn Châu Quốc.

Cũng trong năm 1922, Phổ Nghi đã cưới Văn Tú và bà được phong là Thục Phi. Năm 1931, Văn Tú trở thành người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc chủ động ly hôn với Hoàng đế. Sau khi làm giáo viên tiểu học một thời gian, Văn Tú đã tái giá với Lưu Chấn Đông, Thiếu tá quân đội Quốc dân đảng năm 1947. 6 năm sau vụ li hôn đình đám, năm 1937, Phổ Nghi cưới Đàm Ngọc Linh và phong bà là Tường quý nhân.

Năm 1943, Phổ Nghi cưới Lý Ngọc Cầm và bà được phong làm Phúc quý nhân. 15 năm sau (1958), Lý Ngọc Cầm bắt chước Văn Tú ly dị Phổ Nghi và được người đời mệnh danh là Mạt đại Hoàng nương. Năm 1962, Lý Thục Hiền lên xe hoa với Phổ Nghi và năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà là Hiếu Duệ Mẫn hoàng hậu.

Cụ nội của Phổ Nghi là Hoàng đế Đạo Quang (trị vì từ 1820 đến 1850), sau khi Đạo Quang chết, con trai trưởng lên ngôi, tức Hoàng đế Hàm Phong (trị vì từ 1850 đến 1861). Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn, là anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất lên ngôi, trở thành Hoàng đế Đồng Trị (trị vì từ 1861 đến 1875).

Sau khi Đồng Trị chết, em họ là Quang Tự nối ngôi vì Hoàng đế không có con trai (trị vì từ 1875 đến 1908). Phổ Nghi trở thành Hoàng đế sau khi Quang Tự chết vì ông cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được Từ Hy thái hậu chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối.

Tiên Du