Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hồ sơ FBI: “Sherlock Homes” phá án

07:00 | 25/08/2015

2,572 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thế giới chưa bao giờ bình yên và xã hội vẫn luôn phải đối mặt tội phạm. Hiểu tội phạm bằng những nghiên cứu khoa học của giới điều tra chuyên ngành là điều cần thiết. Tài liệu dưới đây, một tổng hợp của chuyên gia tội phạm học John Douglas thuộc FBI, được xem là tài liệu kinh điển luôn được mang ra nghiên cứu trong các chương trình đào tạo của FBI suốt nhiều thập niên qua. Qua lời kể Douglas, chuyên gia hàng đầu của FBI về môn khoa học hành vi, tư liệu có thể giúp ngành công an nước ta thu nhặt kinh nghiệm trong công tác phòng chống tội phạm…

Vụ cướp Ngân hàng hoàn hảo nhất nước Mỹ

Vụ cướp Ngân hàng hoàn hảo nhất nước Mỹ

Trong năm 2008, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập 1908-2008. Vụ cướp tiền ở Ngân hàng Brink, một vụ án mà FBI đã phải dồn toàn lực điều tra suốt gần 10 năm mới được đưa ra ánh sáng và công bố.

Bài 1: Đi sâu vào tâm lý tội phạm

Tâm lý què quặt

Năm 1978, tôi và tay cố vấn của mình - Bob Ressler - bắt đầu nhận ra rằng các khóa tâm lý học trong chương trình huấn luyện quá hạn chế, nên nhân viên điều tra luôn gặp khó khăn trong công tác điều tra và bắt giữ tội phạm. Chúng tôi quyết định tổ chức việc nghiên cứu tâm lý tội phạm bằng cách đến nói chuyện trực tiếp với các phạm nhân. Tội phạm được chúng tôi chọn đầu tiên là Ed Kemper, bị giam ở California.

Edmund Emil Kemper III sinh ngày 18-12-1948 tại Burbank (California). Như hầu hết trường hợp phạm nhân giết người hàng loạt khác, Kemper sống trong một gia đình không hạnh phúc, với bố là Ed Jr. và mẹ là Clarnell. Sau khi ly dị, mẹ Kemper gửi hắn đến ông bà ngoại trong một nông trại hẻo lánh dưới chân ngọn đồi Sierra. Một ngày kia, Kemper - lúc đó mới 15 tuổi - bắn và đâm chết bà ngoại với lý do khó có thể tin là bị sai làm việc nhà. Sau đó, hắn giết luôn ông ngoại rồi để xác ngay ngoài sân. Kemper bị tống vào một bệnh viện tâm thần vì người ta cho rằng hắn mất trí. Năm 21 tuổi, Kemper xuất viện và được đưa đến nhà mẹ hắn, tuy nhiều nhà thần kinh học do tòa chỉ định giám sát hắn đã phản đối mạnh điều này.

31-david-carpenter

David Carpenter

Ngày 7-5-1972, Kemper bắt hai nữ sinh của Đại học Fresno, chở đến nơi vắng vẻ rồi đâm họ chết. Sau đó, hắn mang hai cái xác về nhà mẹ mình, chụp ảnh rồi chặt ra từng khúc trước khi chôn tại ngọn núi gần đó. Vài tháng sau, hắn giết thêm ba nữ sinh và một cô gái 15 tuổi. Cảnh sát không hề đặt nghi vấn Kemper nhúng tay vào các vụ giết người đó. Bởi trong các buổi khám bệnh định kỳ, Kemper tỏ ra “hồi phục tốt” đến nỗi bác sĩ tâm thần cho rằng hắn không còn là mối đe dọa cho chính mình cũng như cho người khác. Người ta không hề biết rằng khi Kemper nói chuyện với bác sĩ tâm thần thì thi thể của một nạn nhân mới bị giết đang nằm trong thùng xe để ngoài sân. Hai nạn nhân cuối cùng của Kemper là mẹ ruột mình và một người bạn của bà ấy. Khi bị bắt giam, Kemper khai hết mọi vụ giết người dã man và lúc được hỏi phải chịu hình phạt nào thì hắn đáp gọn: “Tra tấn đến chết”.

Kemper đồng ý tiếp xúc với tôi và Bob. Ấn tượng rất mạnh trong buổi đầu tôi gặp Kemper là ngoại hình vạm vỡ, với mái tóc đen dài, bộ râu xồm, ngực phanh trần. Không như được lầm tưởng mắc bệnh tâm thần nặng, Kemper có chỉ số thông minh rất cao: 145. Hắn kể rằng năm mới 10 tuổi, hắn bị mẹ buộc phải ngủ ở căn hầm tối mịt, bởi bà ấy sợ với thân hình quá khổ so với tuổi của mình, Kemper có thể quấy rối tình dục cô chị. Trong tình trạng bị cách ly như tù nhân, Kemper bắt đầu nuôi ý nghĩ giết chóc. Cho đến thời điểm bố mẹ ly dị, hắn đã giết hai con mèo trong nhà.

26-edmund-kemper
Edmund Emil Kemper

Chúng tôi cho rằng những đứa trẻ đối xử thô bạo hoặc giết súc vật thì dễ trở thành tội phạm khi trưởng thành. Khi biết Kemper có lần xin vào Lực lượng tuần tra xa lộ California nhưng bị từ chối, chúng tôi phát hiện thêm một điều: những kẻ tính tình hung bạo hay gặp thất bại trong cuộc sống thường ham muốn trở thành cảnh sát - đại diện cho công lực và được quí trọng trong xã hội. Chúng tôi cũng nhận thấy một điểm khi bọn tội phạm không xin vào lực lượng cảnh sát được thì lại xoay sang lĩnh vực tương tự như làm nhân viên bảo vệ hoặc tuần đêm. Thêm nữa, chúng thích quan hệ với giới cảnh sát, không những để thỏa mãn ý muốn trở thành cảnh sát mà còn khai thác được nhiều thông tin về phương pháp phá án. Một điều khác tôi luôn tin là phạm nhân có thiện chí cải tạo tốt trong trại chưa hẳn được xã hội chấp nhận khi được thả ra ngoài.

Kemper trở thành kẻ thủ ác bởi hắn xem hành động phạm tội như là một thách thức để thỏa mãn ý muốn làm điều gì đó để được coi là anh hùng. Hắn tỏ ra quỷ quyệt khi gây án. Kemper kể có lần hắn ngừng xe khi thấy một cô gái xin quá giang, bình thản hỏi cô ấy đi đâu trong khi liếc nhìn đồng hồ, vẻ như đang rất bận. Cử chỉ nhỏ đó mang lại tác dụng rất lớn: cô gái cảm thấy an tâm, tin là mình đang đối diện một người đàng hoàng... Điều này nói lên một khái niệm tâm lý hết sức quan trọng: người ta thường quan sát cách thức nói chuyện và ngôn ngữ thể hiện bằng cử chỉ để đánh giá sơ bộ đối tượng mới gặp lần đầu. Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất mà không ít nhà tâm lý học thường không xem trọng.

Nữ tiến sĩ Ann Burgess - một trong những chuyên gia hàng đầu về phân tích tâm lý tội phạm cưỡng dâm - tỏ ra rất quan tâm đến việc nghiên cứu của chúng tôi. Sau đó, bà ta đề nghị chúng tôi cộng tác. Dưới sự bảo trợ của Viện pháp lý quốc gia, Đề án nghiên cứu nhân tính tội phạm của chúng tôi được thành lập. Sau khi phân tích tâm lý 36 tội phạm đang bị giam cầm, chúng tôi hé mở nhiều bí ẩn liên quan đến cung cách hành xử của bọn tội phạm nhà nghề. Khám phá của chúng tôi giúp các chuyên gia điều tra rất nhiều trong công tác phá án.

Tại sao và như thế nào?

Hầu hết các vụ giết người nghiêm trọng thường xảy ra giữa những người quen biết nhau, nảy sinh từ nguyên nhân chính là thù hận, ganh tỵ hay tranh giành quyền lợi. Nhưng hiện nay, các vụ giết nhau giữa những người không quen biết ngày càng nhiều. Vài năm gần đây, một loại tội phạm rất nguy hiểm, xuất hiện với mức độ đáng báo động: giết người hàng loạt. Bởi nạn nhân hoàn toàn là người lạ và động cơ thủ ác phức tạp nên bọn giết người hay cưỡng dâm hàng loạt thuộc loại khó bắt nhất so với tất cả các dạng tội phạm nguy hiểm. Phương cách hữu hiệu nhất để tóm loại tội phạm này là phải tự đặt mình vào vị trí tên tội phạm đó và suy nghĩ theo cách của hắn khi thủ ác. Tuy điều này không dễ thực hiện nhưng tôi và các đồng sự FBI buộc phải thực tập nhiều lần.

Một trong những vụ án đầu tiên tôi áp dụng phương cách này là vụ Edda Kane, xảy ra vào tháng 8-1979. Là một viên chức điều hành ngân hàng, 44 tuổi, Kane bỗng mất tích khi tập chạy trên đồi Tamalpais. Mãi đến chiều tối vẫn chưa thấy Kane về, chồng bà vội vã báo cảnh sát. Trưa hôm sau, người ta phát hiện thi thể trần truồng của Kane, chết ở tư thế quỳ gối như thể bà ta đang van xin tha mạng. Một lỗ đạn nằm phía sau đầu Kane. Tháng 3-1980, thêm một thi thể cô gái 23 tuổi được tìm thấy trong cùng khu vực. Tháng 10, xác một cô gái khác, 26 tuổi, lại được phát hiện với vết đạn ở bên phải đầu. Rồi trong cùng một ngày của tháng 11-1980, xác ba phụ nữ và một đàn ông được tìm thấy ở Công viên Point Reyes. Tin về những phát hiện này tạo ra nỗi bàng hoàng cho công chúng. Lực lượng cảnh sát trong trạng thái căng thẳng tột độ. Tuy nỗ lực tối đa, 10 đội cảnh sát và nhóm FBI sở tại vẫn không tìm ra hung thủ. Cuối cùng, người ta cầu viện đến Học viện quốc gia của FBI ở Quantico. Và tôi - lúc ấy là người duy nhất nghiên cứu tỉ mỉ các vụ án trong Đơn vị khoa học hành vi - được phái đến đó.

Sau khi xem xét bản báo cáo của cảnh sát và ảnh chụp các nạn nhân, tôi đưa ra một số kết luận sơ khởi. Thủ phạm là kẻ có tâm lý bất ổn, không tự tin và không thể khiến nạn nhân làm theo điều hắn muốn. Đó là một trong những lý do tại sao thủ phạm chỉ bắn vào nạn nhân từ phía sau. Thủ phạm có cuộc sống niên thiếu không trong sạch, có thể từng ngồi tù vì can tội cưỡng dâm hay có ý định cưỡng dâm. Tâm lý thủ phạm dường như bị dồn nén bởi sự bất hạnh nào đó, chẳng hạn vợ sinh non hay vợ chết. Vì tất cả nạn nhân là da trắng, thủ phạm không thể là người da màu. Bởi tính hiệu quả cao khi gây án và khả năng qua mặt cảnh sát, thủ phạm chắc hẳn ở tuổi trung niên - ít nhất không dưới 30, chỉ số thông minh trên trung bình. Thêm nữa, thủ phạm hẳn có khuyết tật gì đó mà hắn rất mặc cảm, như nói lắp chẳng hạn... Khi nghe tôi trình bày đến đó, một cảnh sát tỏ vẻ giễu cợt không tin. Tôi giải thích rằng thủ phạm chuyên hành động lén, chỉ bởi sợ người ta nhận ra khuyết tật mình. Các nhân chứng cho biết khi thoáng thấy thủ phạm, họ không nhận ra điểm dị dạng nào, vậy khuyết tật nói lắp có cơ sở đáng tin nhất.

Ngày 29-3-1981, thủ phạm lại ra tay. Lần này, hắn bắn đôi tình nhân trong một công viên gần Santa Cruz. Cô gái bị giết chết nhưng anh bạn trai - Steven Haertle - chỉ bị thương. Haertle khai rằng thủ phạm khoảng 50-60 tuổi, răng lệch lạc bẩn vàng và đầu hói nhẵn. Nhân chứng trong các vụ án trước đó cho biết thủ phạm sử dụng chiếc xe đời cũ màu đỏ, không phải loại xe của Mỹ sản xuất. Ngày 2-5, cô sinh viên Heather Roxanne Scaggs bỗng mất tích. Gia đình và bạn bè cho biết Scaggs đi gặp David Carpenter - giáo viên trường cô - để nhờ ông ta giới thiệu mua chiếc xe của bạn ông ấy. Carpenter 50 tuổi, sử dụng chiếc xe màu đỏ mang hiệu Fiat (của Ý).

Cảnh sát lập tức đặt Carpenter trong vòng nghi vấn và tổ chức giăng lưới tóm. Cuối cùng, khi bị giam, Carpenter khai hết mọi vụ án hắn đã nhúng tay. Lật lại hồ sơ tiền án của Carpenter, người ta phát hiện hắn từng ngồi tù vì tội tấn công một phụ nữ bằng búa và dao. Thuở nhỏ, hắn sống trong gia đình có ông bố thô lỗ và bà mẹ có thói áp đặt. Hắn có chỉ số thông minh cao nhưng luôn mang mặc cảm vì tật nói lắp!

(Xem tiếp kỳ sau)

M.Kim

Năng lượng Mới 450