Hiệp hội Taxi “bác” nhiều nội dung trong đề án quản lý taxi
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã trình lên UBND thành phố Hà Nội đề án “Quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến 2030”. Ngay sau khi đề án này được công bố, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có văn bản lên tiếng về một số vấn đề bất cập của đề án.
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình cho biết: Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 114 doanh nghiệp và khoảng 17.000 đầu phương tiện, trong năm 2011 các doanh nghiệp đã vận chuyển được khoảng 100 triệu lượt hàng khách công cộng, đóng góp cho thành phố hàng trăm tỉ đồng tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế VAT, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 30.000 lao động. Trong khi các doanh nghiệp taxi không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào từ chính sách ưu đãi đầu tư trong nước của Thủ tướng Chính phủ, ngược lại xe buýt tại Hà Nội năm 2011 đã được trợ giá 1.084 tỉ đồng”.
Trong khi đó, theo đề án báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hầu hết taxi hoạt động trong 10 quận nội thành, tuy đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân nhưng cũng là tác nhân gây ùn tắc giao thông. Về vấn đề này, Hiệp hội Taxi lại cho rằng chính sự phát triển ồ ạt của ô tô cá nhân và xe máy không có định hướng kiểm soát là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, không nên coi taxi là thủ phạm chính gây ùn tắc, mà chính là phương tiện cá nhân.
Theo Hiệp hội Taxi Hà Nội, trong đề án “Quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến 2030” của Sở Giao thông vận tải có đề xuất chủ trương tạm dừng thành lập mới các đơn vị taxi trong giai đoạn 2012 – 2015 như vậy có thể vi phạm luật doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng chỉ ra nhiều nội dung khác trong đề án là bất hợp lý. Điển hình trong đó là việc đồng hồ phải tự in hóa đơn là không khả thi và khó thực hiện. Hầu hết các khách hàng đều không có nhu cầu lấy hoá đơn khi đi một quãng đường ngắn mà hoá đơn lại phải in quá chi tiết như mã số, mã vạch đồng hồ, số tiền phụ thu, phí phát triển. Hơn nữa, đồng hồ tính cước taxi hiện nay đều được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, khách hàng sử dụng taxi khi có yêu cầu thì lái xe đều viết biên lai cước phí có đầy đủ thông tin.
Ngoài ra, Hiệp hội Taxi Hà Nội còn cho rằng, không nên phân vùng hoạt động taxi. Lý do ông Bình đưa ra taxi là loại hình vận tải hành khách công cộng có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách hàng. Việc phân vùng gây sự bất bình đẳng trong kinh doanh tạo cơ chế độc quyền cho một số đơn vị.
Việc thống nhất màu sơn cho toàn bộ Taxi mà đề án đưa ra, Chủ tịch Hiệp hội Taxi cho hay đây là điều không nên làm khi các đơn vị cạnh tranh bằng thương hiệu của từng doanh nghiệp. Còn nếu điều này được thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho khách hàng đi xe vì không nhớ hãng khi phát sinh khiếu nại như quên đồ, lái xe có hành vi không đúng…
T.M
-
TP HCM: Vận tải hành khách hoạt động theo 4 cấp độ, đề xuất khôi phục xe buýt theo 3 giai đoạn
-
Hà Nội: Xe buýt, taxi vận hành trở lại như thế nào?
-
Hà Nội tiếp tục dừng vận tải hành khách công cộng
-
Tài xế taxi tử vong đột ngột khi đang chở khách đến sân bay
-
Dự thảo mới về kinh doanh vận tải: Yêu cầu taxi phải xuất hóa đơn cho khách
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị