TP HCM: Vận tải hành khách hoạt động theo 4 cấp độ, đề xuất khôi phục xe buýt theo 3 giai đoạn
Ảnh minh họa |
Vận tải hành khách theo 4 cấp độ
Thực hiện Nghị quyết 128, vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt, xe hợp đồng, du lịch, xe khách tuyến cố định từ TP HCM đi/đến các tỉnh thành từ ngày 27/10 được hoạt động với số xe và số chuyến căn cứ theo 4 cấp độ dịch.
Cụ thể, vận tải khách bằng taxi, xe buýt, xe hợp đồng, du lịch, xe khách tuyến cố định từ TP HCM đi/đến các tỉnh, thành phố sẽ được hoạt động với số xe và số chuyến căn cứ theo 4 cấp độ dịch.
Cấp 1: Tất cả các loại hình vận tải bằng ôtô trên địa bàn TP HCM - đi/đến các tỉnh, thành phố có cấp độ dịch ở cấp 1 - được hoạt động bình thường gồm: xe khách tuyến cố định, tuyến buýt, xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch. Xe có hành trình buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
Cấp 2: Tổ chức hoạt động có điều kiện đối với vận tải khách bằng ôtô trên địa bàn TP HCM - đi/đến các tỉnh, thành phố có cấp độ dịch ở cấp 2 (hoặc cấp 1), gồm: Xe khách theo tuyến cố định, xe buýt (đối với các tuyến xe buýt có trợ giá theo kế hoạch công bố của Sở Giao thông vận tải), xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch được hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cấp 3: Tổ chức hoạt động có hạn chế đối với vận tải khách bằng ôtô trên địa bàn TP HCM - đi/đến các tỉnh, thành phố có dịch ở cấp 3 đối với xe buýt hoạt động theo công bố của Sở GTVT.
Trường hợp, các tuyến xe buýt tỉnh liền kề, phải được cơ quan thẩm quyền của tỉnh liên quan thống nhất phương án triển khai. Xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số xe của đơn vị và có giãn cách chỗ trên xe (không áp dụng với xe giường nằm). Khi hoạt động phải đáp ứng Bộ tiêu chí phòng dịch của ngành GTVT.
Với xe khách theo tuyến cố định được hoạt động tối đa không quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên xe (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm). Khi hoạt động phải đáp ứng bộ tiêu chí phòng chống dịch.
Hoạt động đưa đón công nhân, chuyên gia được phép hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch. Riêng hoạt động đưa đón công nhân, chuyên gia từ TP HCM đến các tỉnh, thành phố và ngược lại phải có sự thống nhất của cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố có liên quan.
Cấp 4: Sẽ dừng hoạt động vận tải khách bằng ôtô trên địa bàn TP HCM - đi/đến các tỉnh, thành phố có dịch ở cấp 4 (trừ hoạt động vận tải đưa đón công nhân, chuyên gia; xe taxi và một số phương tiện khác được GTVT cấp giấy nhận diện QR code).
Trong khi đó vận tải hành khách đường thủy trong phạm vi TP HCM và liên tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang được hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM và tỉnh liên quan. Riêng hoạt động vận tải khách đường thủy liên tỉnh với Bà Rịa - Vũng Tàu mở lại hoạt động khi có thông báo thống nhất của GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lần lượt khôi phục 87 tuyến xe buýt
Hiện nay, TP HCM đang có 12 tuyến xe buýt hoạt động. Theo đề xuất của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM, dự kiến đến ngày 15/11, thành phố sẽ cho tất cả các tuyến xe buýt hoạt động trở lại. Riêng 3 tuyến trợ giá 50, 52, 86 là các tuyến chở học sinh, sinh viên vẫn tạm ngưng.
Các tuyến xe buýt hoạt động lại theo từng giai đoạn, số chuyến của mỗi tuyến hoạt động bằng 40-50% so với trước khi có dịch.
Giai đoạn từ nay đến 1/11, đơn vị sẽ khôi phục 16 tuyến xe buýt, kết nối các đầu mối trung chuyển lớn như bến xe liên tỉnh, bến xe buýt, lộ trình đi qua các khu chế xuất, khu công nghiệp, chợ đầu mối… Trong 16 tuyến xe này, hiện 8 tuyến đã hoạt động trở lại từ ngày 25/10.
Giai đoạn tiếp theo, từ ngày 8/11, Trung tâm dự kiến có thêm 29 tuyến xe buýt khác hoạt động trở lại, số chuyến bằng 50% trước dịch.
Đây là các tuyến hoạt động trên các trục đường hướng tâm, xuyên tâm, vành đai, lộ trình độc đạo không có phương án tuyến khác thay thế.
Đến ngày 15/11, sẽ khôi phục thêm 41 tuyến xe buýt có trợ giá còn lại. Dựa trên đánh giá tình hình đi lại của những tuyến xe đã được khôi phục ở các giai đoạn trước, sẽ điều chỉnh tần suất, thời gian hoạt động theo nhu cầu của khách, dự kiến tăng lên từ 70-80% số chuyến so với trước dịch.
Đối với các tuyến xe buýt không trợ giá, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP đề nghị các doanh nghiệp vận tải đang khai thác rà soát phương tiện, nhân sự đảm bảo điều kiện hoạt động để đăng ký thời gian và phương án hoạt động các tuyến này. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp vận tải, Trung tâm sẽ trình Sở GTVT cho khôi phục hoạt động.
Đối với các tuyến xe buýt không trợ giá liên tỉnh, cần thống nhất phương án hoạt động với các tỉnh trước khi có quyết định khôi phục.
H.T
-
Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng
-
Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt từ tháng 11
-
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển du lịch - điện ảnh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
-
Phát động chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP HCM và 13 tỉnh ĐBCSL
-
Quảng Nam: 8 tháng đầu năm, du lịch đem lại doanh thu hơn 5.580 tỷ đồng
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Bão Yinxing sẽ suy yếu khi đi vào vùng biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi
-
Bão Yinxing sắp đổ bộ miền Trung, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
-
Cuộc thi Startup - Tạo giải pháp cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Ngành Đường sắt đã bán khoảng 100.000 vé tàu Tết Ất Tỵ