Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hiện thực hóa khả năng đáp ứng nhu cầu than

06:59 | 16/09/2017

3,102 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhu cầu than của nền kinh tế nói chung, sản xuất điện nói riêng ở nước ta tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khả năng đáp ứng nhu cầu than đòi hỏi phải triển khai các giải pháp đồng bộ trong khai thác và nhập khẩu than.

Theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, việc khai thác than ngày càng khó khăn do trữ lượng than có điều kiện khai thác thuận lợi đã cạn kiệt, hầu hết các mỏ than đều khai thác xuống sâu và đi xa hơn nên mức độ nguy hiểm và rủi ro ngày càng tăng. Thuế, phí đối với than khá cao làm cho giá thành than ngày càng tăng. Bên cạnh đó, hiện ngành than đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của nguồn than nhập khẩu có giá thấp hơn than trong nước…

Theo Quy hoạch 403/2016, từ năm 2016 đến 2030, toàn ngành than cần tổng nhu cầu vốn đầu tư tới 269.006 tỉ đồng, bình quân 17.934 tỉ đồng/năm. Với tình trạng giá thành than cao hơn giá bán, cho thấy ngành than có nguy cơ thiếu vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.

hien thuc hoa kha nang dap ung nhu cau than
Khai thác than hầm lò ngày càng khó khăn

Nhiều chuyên gia kinh tế kiến nghị, để tháo gỡ các “nút thắt” trên, ngành than cần phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học, lâu dài. Trước mắt cần tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò tài nguyên để chuẩn bị đủ trữ lượng khai thác theo quy hoạch đã duyệt. Về vấn đề này, ngành than cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tập trung thực hiện. Trong số các đơn vị khai thác mỏ hầm lò hiện nay, đa phần các mỏ đều đã được huy động tài nguyên ổn định cho nhiều năm sau. Một số mỏ đang được tiếp tục đẩy mạnh thăm dò, huy động nhằm duy trì sản xuất và phát triển trong các năm tiếp theo, đơn cử như tập trung rà soát tài nguyên tại các khu vực mỏ Mông Dương, mỏ Hà Ráng, Uông Bí...

Đồng thời, ngành than đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng mỏ, bảo đảm công suất thiết kế và nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư và tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác hầm lò xuống 20% và sau năm 2020 xuống dưới 20%; tỷ lệ tổn thất than khai thác lộ thiên xuống 5% và sau năm 2020 dưới 5% như mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch 403/2016.

Bên cạnh đó, ngành than cần quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đồng bộ và lành nghề, phấn đấu đến năm 2020, năng suất lao động bình quân theo sản lượng quy đổi đạt khoảng 555 tấn than/người/năm; năm 2025 khoảng 640 tấn than/người/năm; năm 2030 khoảng 740 tấn than/người/năm...

Sẽ còn nhiều thách thức với ngành than trong những năm tới để đáp ứng đủ than cho nền kinh tế. Bởi vậy, để hiện thực hóa điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cao của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp đồng bộ trong khai thác cũng như nhập khẩu than.

Theo Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14-3-2016) nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng cao, cụ thể đến năm 2020 là 86,4 triệu tấn; năm 2025: 121,5 triệu tấn; năm 2030: 156,6 triệu tấn.

Nguyễn Kiên