Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hạn chế trong giáo dục giới tính

18:33 | 30/09/2017

8,133 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên (theo con số của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam). Điều đáng nói là phần lớn trong số này không biết cách tránh thai an toàn. 

Hạn chế tiếp cận

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân chính được xác định sau các khảo sát là do có tới 30% thanh niên Việt Nam không biết tìm kiếm nguồn thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản đáng tin cậy ở đâu; 34% thanh niên trẻ chưa lập gia đình đang có nhu cầu tránh thai nhưng chưa được đáp ứng và việc khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản… Chính vì vậy, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn ở những đối tượng này ngày càng cao.

Tuy nhiên, lý do chính là do cách giáo dục giới tính của chúng ta chưa đến nơi đến chốn, vẫn bị rào cản là quan niệm, văn hóa phương Đông cho rằng đó là “chuyện thầm kín” giữa hai người nên hạn chế không chỉ về cách mà về cả nội dung giáo dục giới tính. Mà nói giáo dục giới tính vẫn là còn “linh động”, thực ra các bài học này chỉ là thông qua môn sinh học nói về “nguyên tắc”, cơ chế thụ thai chứ không phải giáo dục trực tiếp về giới tính. Giáo dục giới tính là ngoài đề cập đến hoạt động sinh lý của con người phải đề cập đến các vấn đề giới tính liên quan đến tình cảm, sức khỏe sinh sản, giải phẫu sinh dục, thái độ quan hệ tình dục, cách tránh thai an toàn…

han che trong giao duc gioi tinh

Giảng dạy chỉ dưới góc độ sinh học mà nhiều giáo viên còn e ngại, thậm chí ngượng ngùng với chính cả học sinh của mình, nhất là học sinh nam thì việc giáo dục giới tính một cách trực tiếp đối với họ còn là khó khăn. Đã có không ít giáo viên dạy Trung học cơ sở tâm sự rằng, dạy trước lớp các vấn đề như vậy họ rất “ngượng mồm” nên thay vì truyền bá công khai kiến thức liên quan đến tình dục họ lựa chọn “nói chuyện riêng” với học sinh. Nhưng cũng chỉ là học sinh nữ (nếu giáo viên là nữ). Còn học sinh nam thì cơ hội lĩnh hội các kiến thức này ít hơn.

Một số giáo viên khác lại cho rằng, giáo dục giới tính cặn kẽ cho học sinh không khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”.

Thiếu giáo dục giới tính

Quan điểm và phương thức giáo dục giới tính là thế nên mới có chuyện một học sinh nữ học trung học phổ thông, đã ở tuổi dậy thì hẳn hoi lại hiểu chỉ hôn nhau cũng có thể thụ thai. Và hậu quả của việc thiếu giáo dục giới tính, không ai khác đầu tiên chính là những người không được trang bị kiến thức - phần lớn lại là các em tuổi vị thành niên.

Theo PGS.TS Phạm Thị Thanh Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hậu quả của sự không hiểu biết này sẽ dẫn tới sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, thậm chí bị vô sinh hay tử vong. Bởi các biến chứng trong khi mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở phụ nữ từ 15-19 tuổi. Chưa kể những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ tuổi vị thành niên cũng thường gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn các các trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó là ảnh hưởng về tài chính và đặc biệt là triển vọng tương lai của các em.

Để hạn chế những câu chuyện đáng buồn này cũng như để kiến thức về giới tính được phổ biến một cách đầy đủ và chặt chẽ, TS Hiền cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình giáo dục giới tính phải được triển khai toàn diện, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để các em có thể có một cuộc sống an toàn và lành mạnh. Bên cạnh đó, cha mẹ đặc biệt là người mẹ phải giáo dục, chia sẻ vấn đề giới tính đầu tiên cho con với hình thức có thể thông qua các câu chuyện thực tế hoặc khoa học. Tránh tình trạng e ngại, để trẻ tự tìm hiểu qua mạng dẫn đến hiểu không đúng, hoặc hiểu lỗ mỗ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng đại diện Tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam: “Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Đây là thời gian họ phải trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tâm sinh lý”.

Nguyễn Bách