Hà Nội thời... giăng dây
Một thành ngữ mới hình thành trong dịch Covid-19: "Hạnh phúc đơn giản là sáng ra không bị giăng dây". Câu nói vui ngắn gọn nhưng phản ánh tâm lý lo lắng của người dân trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Tại Hà Nội, giăng dây là một biện pháp hạn chế tiếp cận, để từ đó tránh được giao tiếp khoảng cách gần được áp dụng khắp nơi, có... 1001 kiểu.
Cửa hàng bán các mặt hàng thiết yếu trong khu phố cổ, phố Nguyễn Siêu giăng dây ở khoảng cách khá xa, trên đó treo các thông điệp : "Hãy bảo vệ lẫn nhau, khoảng cách 2 m", "Khoảng cách 2 m".
Một hiệu thuốc đông khách trên đường Giải Phóng, toàn bộ phần sảnh ngoài được giăng dây cảnh báo bài bản, phân luồng tránh tiếp cận gần cho các khách hàng đến mua thuốc.
Cửa hàng bán thực phẩm ở phố Trần Xuân Soạn, giăng dây khá xa, trong đó người bán hàng cũng cẩn thận tiếp xúc gián tiếp với khách qua chiếc rổ nhựa.
Câu nói vui "Hà Nội thời giăng dây" cũng rất chính xác, đâu đâu cũng thấy dây giăng mắc trên đường phố. Người dân tận dụng tối đa các loại dây mình có và các vật dụng khác nhau để chằng buộc. Từ dây thừng, dây cáp internet, dây ni-lon, dây điện, băng cuốn...
Tại các khu chợ dân sinh nhỏ lẻ, việc giăng dây bắt đầu xuất hiện kể từ khi thành phố bước vào đợt giãn cách ngày 24/7. Đây là việc làm tự phát đơn giản song mang lại thông điệp mạnh đến khách hàng, đó là "Hãy đứng xa ra và giữ khoảng cách".
Giăng dây và dán thông điệp giữ khoảng cách đang rất thịnh hành tại các cửa hàng được phép kinh doanh trong thời điểm hiện tại.
Việc giăng dây hiện nay cũng có tác dụng như một lời nhắc nhở người xung quanh thực hiện 5K khi có các giao tiếp.
Tại chợ Châu Long ven hồ Trúc Bạch (Ba Đình) một cửa phụ đã bị giăng dây, khách vào mua chỉ đi theo lối chính mặt phố Châu Long.
Việc giăng dây phía trước cửa hàng tuy sẽ gây ra những bất tiện song trước mắt rất cần thiết để hạn chế giao tiếp gần.
Một móc khóa nối - mở đoạn dây giăng giãn cách.
Một lối đi vào nhà riêng tuy không còn buôn bán gì nhưng vẫn cứ... giăng dây để người lạ, thậm chí người quen cũng không được vào.
Để quản lý chặt việc ra vào của người dân, tại một số khu dân cư có nhiều đường ngách đã bị giăng dây, ngăn không cho các phương tiện đi qua. Trong ảnh là một ngõ nhỏ thông ra rất nhiều điểm trong khu dân cư phường Khương Đình (Thanh Xuân).
Một ngõ bị căng dây ngăn người đi lại ở vùng ven Hà Nội bằng chiếc thang tre và dây băng cuốn.
Tại các hồ, vườn hoa, công viên thời điểm này đều bị giăng dây không để việc tập thể dục diễn ra. Trong ảnh là hồ Trúc Bạch (Ba Đình).
Các thiết bị tập thể dục bị giăng dây trong một khu rèn luyện thể thao ngoài trời ven hồ Trúc Bạch.
Theo Dân trí
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường