Hà Nội: 40 nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, sáu tháng đầu năm 2019, Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố, xây dựng được 727 chuỗi rau, thịt an toàn, tăng 184 chuỗi, đạt tỷ lệ 34,4% so với năm 2018.
Riêng tại Hà Nội duy trì và phát triển 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; trong đó, có 56 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 79 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Các chuỗi liên kết này đã thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân.
Gạo thơm Bối Khê là một trong 40 nhãn hiệu được bảo hộ |
Ngoài ra, Hà Nội còn xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê…; cấp 8 giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho tám cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt, với 18 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phân phối thực hiện nhiều hình thức, giải pháp để hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh; hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản thực phẩm của Hà Nội đến người tiêu dùng; tổ chức kết nối cung-cầu hàng hóa giữa các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi thực phẩm với các hợp tác xã, hộ sản xuất, qua đó chủ động được sản lượng và thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, Hà Nội còn xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội với địa chỉ tên miền www.hn.check.vn đã chuyển sang địa chỉ check.gov.vn. Đến nay, thành phố đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 2.077 các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn trên địa bàn thành phố; cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho 236 doanh nghiệp để tham gia vào www.hn.check.vn với tổng bộ mã truy xuất được quản lý hơn 4.000 mã sản phẩm, tăng 1000 mã sản phẩm so với cuối năm 2018.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết bên cạnh việc thúc đẩy các chuỗi liên kết thì Ban Điều phối chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội cần phải đẩy mạnh khâu chế biến, nếu không sẽ không thể vượt qua được các hàng rào kỹ thuật mà các nước đặt ra nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do. Đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu được bảo hộ.
Cả nước hiện có khoảng 1.200 chuỗi; trong đó, Hà Nội phối hợp với 21 tỉnh đã làm được 727 chuỗi, đây là mô hình chứng minh cho phương thức sản xuất mới, đích cuối cùng để cho người tiêu dùng có căn cứ chứng minh về an toàn thực phẩm. Công tác phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn giữa Hà Nội và 21 tỉnh giúp kết nối và nông nghiệp có luồng khí mới trong phát triển, giải quyết được những bất cập căn bản của mô hình sản xuất cũ.
M.Đ
Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao vẫn “kén” khách hàng |
Xuất xứ hàng hóa không quan trọng bằng chất lượng sản phẩm? |
Mở cửa thị trường mới đối với nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu |
-
Bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Sử dụng trái phép thương hiệu T&T Group trên mạng xã hội, một cá nhân bị phạt 7,5 triệu đồng
-
Bắt giữ hàng trăm nghìn khẩu trang giả tại Công ty Nam Anh
-
Bộ Công Thương đề nghị Ấn Độ gỡ khó cho hương nhang Việt Nam
-
Bất ngờ với báo cáo của quản lý thị trường về loạt DN liên quan đến nhãn hiệu Asanzo
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/10: Nhiều nhà máy lọc dầu ở California cân nhắc đóng cửa
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng