Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hạ giá dịch vụ cảng biển “vô tội vạ”, doanh nghiệp Việt tự tìm đường… “chết”?

06:37 | 06/10/2018

292 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện nay, các doanh nghiệp (DN) cảng biển Việt Nam đang cạnh tranh không lành mạnh khi đua nhau hạ giá dịch vụ xuống thấp, điều này không chỉ gây thiệt hại cho cảng biển và dẫn DN Việt tới "cái chết" mà còn tích cực làm lợi, làm giàu cho doanh nghiệp nước ngoài.

Giảm giá như... tự sát!

Giá dịch vụ xếp dỡ container tại Việt Nam được cho là thấp nhất khu vực với mức 30-46 USD/container 20 feet (cont20’), trong khi Campuchia là 65 USD, Indonesia là 83 USD/cont20’, Thái Lan 58 USD/cont20’, Malaysia 75 USD/cont20’, Myanmar lên đến 167 USD/cont20’…

Tuy nhiên, ngay tại Việt Nam, tình trạng DN đua nhau hạ giá xuống thấp thể hiện rõ nhất ở khu vực cảng Hải Phòng (khu vực I). Hầu như các cảng tại khu vực này đang duy trì với các hãng tàu với mức giá 32-35 USD/cont 20’, riêng cảng Đình Vũ có mức giá 37-38 USD/cont 20’.

Cá biệt, các cảng khu vực thượng lưu cầu Bạch Đằng với vị trí nằm sâu trong sông, luồng hạn chế nên chủ yếu thực hiện bốc dỡ container nội địa và 20% thị phần container xuất nhập khẩu.

Hầu hết các cảng này đều có mức đầu tư nhỏ, cơ sở hạ tầng trang thiết bị lạc hậu nên để thu hút được hàng container xuất nhập khẩu họ thường để mức giá 22-25 USD/cont 20’. Mức giá này chỉ đủ cho cảng duy trì hoạt động kinh doanh mà không có nguồn vốn tái đầu tư hạ tầng.

Theo đại diện Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các hãng tàu nước ngoài lấy mức giá tối thiểu để ép giá, buộc các cảng phải giảm giá bằng mức giá tối thiểu là 30 USD/cont 20’. Điều này đã gây thiệt hại trực tiếp tới doanh thu của các cảng, doanh thu 6 tháng cuối năm 2017 cảng Đình Vũ giảm 30 tỷ đồng, cảng Hải Phòng giảm 100 tỷ đồng.

Hạ giá dịch vụ cảng biển “vô tội vạ”, doanh nghiệp Việt tự tìm đường… “chết”?
Khu vực cảng Hải Phòng

Vì sao các hãng tàu nước ngoài ép được các cảng? Lí do là vì nguồn cung cảng biển tại khu vực Hải Phòng hiện nay rất lớn và dư thừa, do đó nếu cảng không giảm gì các hãng tàu nước ngoài lập tức tìm cảng khác thay thế. Các cảng cũng đua nhau cạnh tranh giảm giá để thu hút hàng, trong khi chi phí cho nhiên liệu, chi phí nhân công và chi phí đầu tư trang thiết bị ngày càng tăng lên.

“So với các năm về trước, mức giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng ngày càng giảm xuống, hiện tại giá đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay, năm 2010 cảng Hải Phòng đã từng thu ở mức 48USD/cont 20’” - đại diện Vụ Vận tải cho biết.

Tương tự, tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải với tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng nhưng do tình trạng cung vượt quá cầu khiến các cảng cạnh tranh giảm giá dịch vụ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến doanh thu của các cảng, có thể dẫn đến mát dần vốn nhà nước tại các cảng liên doanh có yếu tố nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công thông tin: “Có thời điểm mức giá bốc dỡ container tại Cái Mép-Thị Vải xuống dưới 30 USD/cont 20’ khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản. Trước tình trạng này, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ từ năm 2013 và được Chính phủ cho phép thí điểm can thiệp theo cơ chế bình ổn giá cho riêng khu vực này với mức 46 USD/cont 20’ và 68 USD/cont 40’. Tuy nhiên, đến nay Cái Mép-Thị Vải vẫn là khu cảng có sản lượng tăng trưởng gần như cao nhất khu vực”.

DN nước ngoài hưởng lợi!

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, với tập quán “mua CIF (người bán giao hàng tại cảng đến) và bán FOB (người bán chỉ cần giao hàng lên tàu)” từ nhiều năm nay khiến các hãng tàu nước ngoài được hưởng lợi khi phụ thu phí THC (phụ phí xếp dỡ tại cảng).

Thực chất, khoản phí THC là khoản phí cảng thu lại từ các hãng tàu các khoản: phí xếp dỡ, phí tập kết container…sau đó hãng tàu thu lại khoản phí đó từ chủ hàng (tùy cách CIF hay bán FOB). Ở Việt Nam, các hãng tàu quốc tế bắt đầu áp dụng việc thu phí THC từ giữa năm 2007, với thời gian áp dụng khác nhau cho các hãng tàu.

“Các hãng tàu nước ngoài đang phụ thu cước THC đối với chủ hàng xuất nhập khẩu trong nước là 100 USD/cont 20’ và 150 USD/cont 40’. Các hãng tàu đều không chịu giảm cước này do đó các chủ hàng xuất nhập khẩu trong nước không được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ việc áp giá tối thiểu của Nhà nước (QĐ 3863). Phần chênh lệch mà đáng lẽ DN cảng có thể thu về để tái đầu tư thì lại làm lợi cho hãng tàu nước ngoài”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nói.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của DN cảng, tạo điều kiện cho cảng có nguồn vốn tái đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng tới việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ nên việc điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất là cần thiết.

“Việc tăng giá bốc dỡ thêm 10% chỉ chiếm 3% doanh thu từ THC. Đây là mức tăng rất nhỏ so với giá trị THC các hãng tàu nước ngoài đang thu của chủ hàng Việt Nam, do vậy khả năng hãng tàu nước ngoài tăng giá THC với Việt Nam khó xảy ra.

Nếu áp dụng mức tăng 10% về phía thị trường Việt Nam thì các chủ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng gì do vẫn phải trả nguyên khoản phí này cho các hãng tàu nước ngoài thông qua cước THC” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết thêm.

Theo Dân trí

“Giật mình” vì phí dịch vụ cảng biển Việt Nam thấp nhất khu vực!
Đua xây cảng biển, lập khu kinh tế: "Chiếc bẫy nợ nần của đất nước"
Cảnh báo hệ lụy khi Trung Quốc thâu tóm cảng chiến lược của Israel
Cảng biển có trạm bốc dỡ container tự động lớn nhất thế giới
Nơi “đói hàng”, nơi “quá tải”
Trương Đình Hiển và hành trình tìm cảng biển nước sâu Dung Quất (Kỳ 2)
Trương Đình Hiển và hành trình tìm cảng biển nước sâu Dung Quất (Kỳ 1)