Giao thương doanh nghiệp giày da Việt Nam – Thái Lan
Theo bà Panjit Pisawong – Giám đốc điều hành Cục Hợp tác Thương mại và Đầu tư Bộ Thương mại Thái Lan thì, chuyến đi lần này có 30 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu da giày Thái Lan sang Việt Nam để trực tiếp trao đổi kinh nghiệm, tìm đối tác kinh doanh và các cơ hội phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
Hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Thài Lan trong ngành da giày chưa lớn. Tuy nhiên, cả hai nước đang nhìn thấy những cơ hội trong tương lai để thúc đẩy phát triển giao thương trong ngành này.
Doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan trao đổi tìm cơ hội hợp tác
Ông Diệp Thành Kiệt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, hiện nay, khả năng xuất khẩu da giày của nước ta sang Thái Lan rất lớn vì đây là một thị trường lớn, mức sống trung bình của người dân khá cao. Đồng thời, Thái Lan cũng là nước đi trước ta trong ngành da giày nên họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh,… mà ta có thể học hỏi. Thái Lan hiện cũng là một thị trường mà ta nhập khẩu nguyên liệu cho ngành da giày.
Ngoài ra, khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu hay Hoa Kỳ thực tế các doanh nghiệp nước ta rất khó thâm nhập vào hệ thống phân phối của họ vì ở đó đã hình thành hệ thống phân phối khổng lồ nhưng ở Thái Lan chúng ta có thể có cơ hội thâm nhập vào hệ thống phân phối của nước này với ưu thế về vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi, Thái Lan cũng chưa hình thành hệ thống phân phối khổng lồ như các nước Châu Âu. Các doanh nghiệp nước ta cũng có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp Thái Lan ở nhiều mặt, tính đối trọng tương ứng với nhau.
Để thâm nhập vào thị trường Thái Lan các chuyên gia cho rằng, nên đi theo hướng kết hợp với một doanh nghiệp đã có thương hiệu ở Thái Lan để tìm cách vào trong chuỗi cung ứng của họ nhằm học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, mới dần dần hình thành hệ thống phân phối ở đây.
Ông Diệp Thành Kiệt cũng cho biết: Sắp tới, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước ta, trong đó có ngành da giày. Gia nhập hiệp định này chúng ta sẽ tăng lợi thế xuất khẩu vì một trong những đối tác quan trọng của TPP là Hoa Kỳ, đây là một thị trường rất lớn của ngành da giày Việt Nam. Với hiệp định này, mở ra khả năng cạnh tranh cho ngành da giày nước ta với một trong những đối thủ lớn là Trung Quốc vì theo TPP có khả năng 90% dòng thuế sẽ được giảm xuống, thậm chí giảm xuống 0%. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có cơ hội để thu hút đầu tư của các nước mạnh hơn, có nhiều điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ mới… tạo cơ hội cho ngành da giày Việt Nam phát triển. Với hiệp định này, nhiều thương hiệu lớn ở Hoa Kỳ cũng bắt đầu nhắm đến Việt Nam như là nơi cung cấp sản phẩm lớn cho họ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, chúng ta cũng có một số thách thức nhất định khi gia nhập vào TPP như phải chấp nhận mở cửa thị trường vì các nước trong TPP cũng có cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang nước ta với mức thuế ưu đãi, thị trường trong nước sẽ trở nên rất cạnh tranh.
Đến nay, ngành da giày Việt Nam tăng trưởng trên 12% so với cùng kỳ năm 2012, thường vào tháng 9, 10 tăng trưởng của ngành da giày rất nhanh. Do đó, với tốc độ tăng trưởng này thì rất nhiều khả năng chúng ta sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng từ 14 – 15% trong năm nay.
Mai Phương
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ