Giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số
Sự kiện “Hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất - Xu hướng và chiến lược thực thi cho môi trường công nghệ 4.0” nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với các nền tảng chuyển đổi số, từ đó có kế hoạch ứng dụng, phát triển để tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng năng suất chất lượng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Toàn cảnh sự kiện “Hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất - Xu hướng và chiến lược thực thi trong môi trường công nghệ 4.0” |
Chuyển đổi số đã và đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc, các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn" đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình lựa chọn con đường chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức với hy vọng tạo ra một môi trường gần gũi cho các lãnh đạo doanh nghiệp có thể trao đổi và tìm ra các giải pháp tối ưu trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh.
Giám đốc sản phẩm của 1C Việt Nam Lưu Nhật Quang thuyết trình tại sự kiện |
Giám đốc sản phẩm của 1C Việt Nam Lưu Nhật Quang đã chia sẻ về những xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2023. Bên cạnh đó là những thách thức, những khó khăn mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi thực hiện quá trình chuyển đổi số.
Xu hướng chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ được thúc đẩy trong tương lai gần, thông qua quá trình chuyển từ cạnh tranh công nghệ sang cạnh tranh về dịch vụ hệ sinh thái, low-code, nền công nghiệp 4.0 và máy học… Đây cũng là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành là bước đi đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của một doanh nghiệp sản xuất. Điều đó làm thay đổi toàn bộ những hình thức quản lý truyền thống và đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển của doanh nghiệp, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban, gia tăng sự minh bạch, hiệu quả trong công tác quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu năng suất làm việc của nhân viên.
Đặc biệt, tại chương trình 1C Việt Nam cũng giới thiệu đến với công chúng một nền tảng số hiện đại phục vụ cho doanh nghiệp, đó là 1C: Enterprise.
Nền tảng 1C: Enterprise được phát triển nhằm giải quyết toàn bộ hạn chế thường thấy trong các công nghệ truyền thống, giúp gỡ bỏ rào cản của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
1C: Enterprise cho phép dễ dàng xây dựng các giải pháp phần mềm với nhiều tính năng tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời giúp tùy chỉnh theo yêu cầu và mục tiêu đặc thù của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp số hóa bất kể yêu cầu phức tạp, về đặc điểm và chức năng. Tất cả điều này có thể diễn ra nhờ low-code, cho phép các tổ chức xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh sử dụng mã lập trình ở mức tối thiểu, có nghĩa là người dùng có ít hoặc không có kinh nghiệm lập trình vẫn có thể phát triển và tùy chỉnh các ứng dụng mà không cần tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia của 1C Việt Nam.
Ông Alexander Evchenko - CEO của 1C Việt Nam giới thiệu về nền tảng số 1C: Enterprise tại sự kiện |
Với ưu điểm tùy chỉnh dễ dàng, nền tảng 1C:Enterprise sẽ tiết kiệm thời gian cùng với chi phí nhân sự, chi phí vận hành và nhiều khoản chi tiêu khác cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, thiết kế đa nền tảng của 1C:Enterprise cho phép người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi, cho dù họ đang làm việc tại chỗ hay làm việc từ xa, cho dù đang ngồi trước màn hình máy tính hay chỉ duyệt trên điện thoại hoặc máy tính bảng. Có thể hoạt động cả online và offline, 1C:Enterprise có thể cung cấp luồng công việc hoạt động tốc độ cao trên mọi trình duyệt và hệ điều hành ở bất kỳ đâu.
Hơn nữa, nền tảng 1C:Enterprise còn hỗ trợ trên 20 ngôn ngữ trên một nền tảng duy nhất, từ đó tất cả các thành viên trong doanh nghiệp có thể làm việc trên cùng một nền tảng, bất kể nhân sự sử dụng ngôn ngữ nào, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và đoàn kết cho các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc doanh nghiệp FDI.
Tại phiên tọa đàm và trao đổi giữa đại diện các doanh nghiệp với các chuyên gia. Các đại biểu, chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ và thảo luận các nội dung về phương pháp chuyển đổi số, tối ưu chi phí - tối ưu vận hành cho doanh nghiệp trong sản xuất và hệ sinh thái quản trị sản xuất thông minh “không ngừng”. Theo các chuyên gia đánh giá, trong thời đại kỹ thuật số, tốc độ thay đổi và đổi mới vô cùng chóng mặt. Chiến lược lựa chọn nhà cung cấp với một hệ sinh thái chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp có một mô hình chuyển đổi là điều cần thiết cho sự thành công và bảo mật bền vững. Một hệ sinh thái bao gồm các giải pháp, ứng dụng và hệ thống nội bộ, các đối tác, và các công nghệ liên quan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Tiến Linh - Phụ trách kinh doanh về giải pháp phần mềm của Công ty viễn thông quốc tế FPT cho rằng: “Chuyển đổi số không phải chỉ là áp dụng công nghệ số vào, nó còn thay đổi cách thức hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng để tăng năng suất, hiệu suất và doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt, phát triển và tạo tính cạnh tranh”.
Giám đốc tư vấn chuyển đổi số FPT Digital Vương Quân Ngọc nhận định, mục đích cuối cùng của chuyển đổi số hướng đến việc tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhất, với chất lượng cao nhất, dựa trên lượng tài nguyên đầu vào thấp nhất (bao gồm cả thời gian và lao động), ít bước thực hiện nhất và tự động hóa nhiều nhất. Đây đang được xem là ưu tiên cao nhất của toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất cần triển khai.
Cùng với đó là xu hướng sản phẩm cá nhân hóa. Cuối cùng là xu hướng xanh và bền vững thông qua việc các nhà sản xuất cần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bên liên quan trong hệ sinh thái về các sản phẩm và dịch vụ bền vững có tính đến các khía cạnh xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Xây dựng chiến lược để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc khai thác sản xuất một cách hiệu quả.
N.H
-
Xây dựng nền tảng cho ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Vì sao iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia?
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?