Giá dầu thấp kéo giá cao su xuống đáy
Giá cao su trên thị trường thế giới đang chịu áp lực giảm mạnh do những lo ngại giá dầu rẻ có thể thôi thúc người ta chuyển sang dùng cao su tổng hợp.
Rừng cao su tại Đồng Nai. |
Cao su được khai thác quanh năm, nhưng sản lượng mủ giảm trong mùa đông hanh khô khi cây rụng lá. Mùa đông ở Thái Lan và Malaysia kéo dài từ tháng 2 tới tháng 5.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) chốt phiên 25/6 giảm 1,9 yên hay 1,1% xuống 171,5 yên (1,57 USD)/kg. Trong đầu phiên, hợp đồng này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 7/10/2016 tại 171,0 yên/kg.
Cao su kỳ hạn TOCOM đã giảm khoảng 15% trong tháng qua, nhưng có thể vẫn chịu áp lực trong bối cảnh lo sợ về xung đột thương mại toàn cầu do chính quyền Tổng thống Trump gây ra.
Tháng trước, Washington đã tiến hành điều tra an ninh quốc gia về nhập khẩu ô tô và xe tải, có thể dẫn tới việc áp thuế mới đối với một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Nhật Bản sang Mỹ. Cuộc chiến thuế quan về ô tô có thể làm chậm lại nhu cầu xe cộ và lốp xe.
Cung vượt cầu đang ảnh hưởng lớn đến giá cao su Việt Nam. |
Một yếu tố khác gây áp lực lên thị trường cao su là đồng USD giảm xuống mức thấp hai tuần so với đồng yên do lo ngại mới nhất về thương mại toàn cầu bùng phát.
Giá dầu giảm cũng ảnh hưởng đến giá cao su thiên nhiên vì dầu rẻ sẽ làm tăng nhu cầu cao su tổng hợp. Trong ngày 25/6, giá dầu đã mất thêm 1% do các nhà đầu tư dự đoán sản lượng tăng 1 triệu thùng/ngày sau cuộc họp của OPEC tại Vienna tuần trước.
P.V
Nhịp sống kinh tế
-
Triển vọng tươi sáng cho ngành cao su Việt Nam
-
Sắp xếp lại việc xử lý các tài sản nhà, đất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 28/3: Đặt mục tiêu xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm
-
Tin tức kinh tế ngày 28/11: Sản xuất kinh doanh thanh long ở Bình Thuận gặp khó khăn