Giả danh cảnh sát hình sự để cướp tài sản và cưỡng dâm!?
Loại lặt vặt thường giả danh cảnh sát hình sự để cướp, cưỡng đoạt tài sản, cưỡng dâm… Phần lớn chúng là đối tượng tuổi đời còn khá trẻ, sống buông thả, nghiện ma túy nên khi tiền cạn túi thì ra tay. “Phương tiện” mà chúng hành nghề như còng số 8, dùi cui, thậm chí vũ khí quân dụng… mua khá dễ dàng thông qua mạng internet hay ở chợ Dân Sinh, quận 1.
Một số kẻ giả danh bị bắt giữ. |
Một số đối tượng giả danh mới bị bắt giữ như Dương Ngọc Hiệp (25 tuổi), Nguyễn Hoàng Phú (26 tuổi), Châu Thế An (22 tuổi), Nguyễn Ngọc Hiếu (18 tuổi)… đều có thủ đoạn mà chúng gây án là na ná nhau. Chúng thường lang thang trên đường, thấy con mồi vừa ý thì ép xe vào chỗ vắng, tự xưng là cảnh sát hình sự rồi sử dụng công cụ hỗ trợ để đe dọa và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Nạn nhân phần đông cũng thuộc dạng “đầu trộm đuôi cướp” nên chẳng ai trình báo cơ quan Công an, còn những người đàng hoàng, nếu bị chiếm đoạt số tiền ít cũng hiếm khi tố giác. Do đó loại tội phạm này vẫn còn đất sống tiềm ẩn nguy cơ cao cho xã hội.
Loại giả danh “cao cấp” thì lại khác, chúng thường ăn mặc chỉn chu, đi xe xịn, nói năng lưu loát và rất chịu khó tìm hiểu thông tin về ông nọ, bà kia; về chuyên môn của ngành mà chúng cần giả danh. Việc lừa đảo của bọn chúng khá bài bản, công phu và nhắm vào đối tượng cần chạy án, chạy việc làm, chạy dự án đầu tư…
Không chỉ lừa tiền, một số đối tượng còn lừa tình hết người này đến người nọ nhưng chẳng ai nhận ra. Để tạo ra vỏ bọc cho mình, chiêu thức mà bọn chúng thường hay áp dụng nhất là hẹn gặp nạn nhân trước cổng của cơ quan mà chúng đang mạo danh. Ông Hùng, một nạn nhân ngụ ở quận Bình Thạnh kể, trước khi phát hiện mình bị “cán bộ tòa án” N.V.T. lừa thì T. hay hẹn ông trước cổng TAND TP Hồ Chí Minh. Lần nào ông Hùng cũng thấy T. xách cặp đi từ tòa án ra nên ông mới tin tưởng…
Một chiêu thức khác là kẻ giả danh chọn quán nhậu, cà phê nào đó “ngồi đồng dài ngày” để làm quen với các nhân viên, quản lý ở đây. Sau vài lần đưa tiền “boa” khá hậu hĩnh, chúng không quên xưng mình làm việc ở cơ quan này, cơ quan nọ. Đến khi bày binh bố trận đưa con mồi vào tròng chúng hẹn gặp tại “quán nhà”. Thấy nhân viên, quản lý đều biết đến “anh Bảy công an”, “anh Ba tòa án”, các nạn nhân không còn tỏ ra nghi ngờ gì và nhanh chóng bị sập bẫy.
Có một quán nhậu nằm trên đường L.N.C. (quận 3) là nơi lui tới của khá đông các đối tượng giả danh kiểu này. Nạn nhân nào vào đây nghe chúng tung hô, chúc tụng nhau khiến ai cũng đinh ninh mình đã gặp người thật, việc thật. Chúng “chém gió” nghe rất bùi tai. Công việc gì dù khó chúng cũng “30 giây là xong” rồi phân tích, mổ xẻ vấn đề nghe rất có lý, có tình. Lúc nạn nhân gật gù thì chúng bắt đầu đề cập đến chi phí. Sau vài lần ẵm gọn số tiền tương đối lớn thì chúng cao chạy xa bay và khóa máy điện thoại. Nạn nhân lúc này chẳng có chứng cứ gì để mà thưa với kiện, thế là đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Thật ra thì cái tài “chém gió” của kẻ lừa đảo sẽ hoàn toàn vô hiệu nếu gặp phải người nào chỉ cần có chút đắn đo suy nghĩ là phát hiện ra chân tướng ngay. Nhưng có khá nhiều người tin tưởng một cách mù quáng đến khó tin.
Đối với kẻ giả danh cảnh sát hình sự để chiếm đoạt tài sản, một lãnh đạo Phòng PC45, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, theo quy định của ngành Công an, lực lượng Công an trong khi kiểm tra luôn tuân thủ theo quy định là phải xuất trình thẻ ngành cho người bị kiểm tra biết. Sau đó, nếu cần lập biên bản thì phải đưa về trụ sở Công an phường gần nhất. Trong trường hợp đối tượng bỏ chạy hoặc chống đối thì mới dùng võ thuật, công cụ hỗ trợ hoặc súng để khống chế. Còn những kẻ giả danh thường dùng súng, dùi cui, roi điện (kể cả thật và giả) để “nói chuyện” trước nhằm đe dọa với mục đích cưỡng đoạt tài sản hoặc điều nạn nhân đến khu vực vắng vẻ để cướp, thậm chí đã có nạn nhân là nữ bị đối tượng lừa đảo, sau đó cưỡng dâm!?.
Như vậy, ở đây chuyện thật - giả đã rạch ròi, nếu nạn nhân bình tĩnh yêu cầu xuất trình thẻ ngành hoặc tri hô cướp thì có thể tránh được thiệt thân…
Mang xe trộm cắp đi tiêu thụ, đụng 141 Ngày 12/8, Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Văn Huy (32 tuổi, ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) về hành vi trộm cắp tài sản. |
Giả danh cảnh sát "trấn" tiền của phụ nữ đi chợ đêm Ngày 5/8, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đang hoàn thiện hồ sơ truy tố Hoàng Văn Đồng (ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) về hành vi chiếm đoạt tài sản. |
Cảnh sát hình sự "rởm" lừa đảo trên mạng xã hội Ngày 13/4, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Dũng (28 tuổi, ở thôn Cầu Giát, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |
Công an nhân dân
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường