GDP các quý tới được điều chỉnh ra sao?
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. |
Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong báo cáo tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01.
Do đó, Bộ trưởng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý III cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý IV cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Theo Bộ trưởng, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Và để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi kinh tế thế giới và trong nước đã rõ ràng hơn, do vậy ngoài việc hỗ trợ các ngành, lĩnh vực còn gặp khó khăn, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Mặc dù kết quả tăng trưởng GDP chưa cao như kỳ vọng nhưng đây là con số chấp nhận được trong bối cảnh dịch bệnh.
Ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia cho rằng, kết quả quý I/2021 sẽ là động lực cho quý tiếp theo để tăng trưởng kinh tế Việt Nam bứt tốc, nhất là khi Việt Nam đã tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19, các ngành kinh tế quan trọng đang có dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt. Tăng trưởng GDP thấp nên quý tiếp theo phải "gánh" phần tăng trưởng của quý I. Hy vọng nền kinh tế Việt Nam sớm tìm được lối ra cho sản xuất trong nước", ông Hiếu kỳ vọng.
Các dự báo của các tổ chức quốc tế (như IMF, WB) đối với mức tăng trưởng của Việt Nam thậm chí còn cao hơn (IMF dự báo tăng trưởng 6,7% và WB dự báo tăng trưởng 6,8%). Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính phủ không đơn giản trong bối cảnh diễn biến của đại dịch COVID-19 còn rất khó lường.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng của năm thì những quý tiếp theo phải "gánh" phần tăng trưởng của quý I. |
Kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset cho rằng, vấn đề của Việt Nam hiện nay không hẳn là làm bao nhiêu mà là “phải làm hiệu quả hơn”. Doanh nghiệp kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần minh bạch, dễ tiếp cận hơn, đồng thời kiểm soát tốt, chống lại tham nhũng, trục lợi chính sách.
Chuyên gia WB cũng khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam cần hết sức chú ý đến yếu tố “xanh”, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề không khí, phát tiển năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam năm 2021 là khả năng chống chịu của nền kinh tế sẽ như thế nào nếu làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trở lại với sự xuất hiện của biến thể virus mới, mà sức chịu đựng của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào dư địa của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
“Quy mô chi tiêu ngân sách có thể gia tăng nếu đại dịch tái bùng phát và kéo dài, trong khi thu ngân sách trở nên khó khăn hơn do nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy giảm. Theo đó, thâm hụt ngân sách và nợ công sẽ trở nên căng thẳng hơn, điều này khiến cho dư địa tác động của chính sách tài khóa sẽ bị thu hẹp lại. Trong khi đó, rủi ro kinh tế vĩ mô có thể gia tăng khi tiếp tục nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế”, PGS,TS Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lo ngại.
Do đó, các chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại.
Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang được thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Như đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp; hoàn thiện thể chế, tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo…
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024
-
Hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2024
-
Ngoại lực của kinh tế Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 6/11: Thu ngân sách nhà nước đạt 97,2% dự toán
-
Cổ phiếu năng lượng sạch của châu Âu lao dốc sau khi ông Trump đắc cử
-
VPBank giữ vững vị trí Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI
-
[Infographic] Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 6/11: VN Index tăng điểm mạnh mẽ giữa kỳ vọng kết quả bầu cử Mỹ