Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Exxon và Chevron công bố báo cáo lợi nhuận kỷ lục của năm 2022

10:52 | 06/01/2023

1,409 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo giới chuyên gia, trong năm 2022, nhờ giá dầu và khí đốt tăng đột biến, hai gã khổng lồ dầu mỏ của Mỹ - ExxonMobil và Chevron, đã thu về khoản lợi nhuận cao kỷ lục: gần 100 tỷ USD.
Exxon và Chevron công bố báo cáo lợi nhuận kỷ lục của năm 2022

Trong những tuần cuối cùng của năm 2022, giá dầu chỉ nằm dưới mức 90 USD/thùng. Thêm vào đó, mặt bằng giá trong năm 2022 cũng chỉ tăng khoảng 10% so với năm 2021. Tuy vậy, giá dầu đã trải qua biến động cực mạnh và thường xuyên duy trì mức trên 100 USD/thùng, giúp mang lại nhiều lợi lộc cho giới doanh nghiệm dầu mỏ nói chung và những gã khổng lồ của Mỹ nói riêng, tạo ra lợi nhuận và dòng tiền hàng quý với mức kỷ lục hoặc gần chạm kỷ lục.

Trên tạp chí Financial Times, nền tảng nghiên cứu dữ liệu S&P Capital IQ dự đoán, trong năm 2022, ExxonMobil có thể sẽ báo cáo mức lợi nhuận kỷ lục lên tới 56 tỷ USD, còn Chevron được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục 37 tỷ USD.

Nhiều lần trong năm 2022, tổng thống Joe Biden và nhiều thành viên trong Chính phủ của ông đã chỉ trích những công ty lớn vì đã thu về lợi nhuận siêu ngạch hàng quý và sử dụng chúng cho chiến lược thúc đẩy hoạt động mua lại cổ phần và tăng cổ tức, thay vì “ưu tiên chiết khấu giá xăng bán lẻ” cho người tiêu dùng Mỹ.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, báo cáo thu nhập hàng quý của ExxonMobil và Chevron đã có dấu hiệu cho thấy: Lợi nhuận năm 2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục.

Theo Chevron, lợi nhuận quý II/2022 là lợi nhuận hàng quý cao nhất mà họ từng có được, nhờ vào những yếu tố như: Giá dầu khí cao; thị trường nguồn cung nhiên liệu thắt chặt; lợi nhuận từ lĩnh vực lọc dầu tăng cao xuyên suốt nhiều năm. Nhờ nhu cầu dầu khí và năng lực sản xuất trong nước tăng, lợi nhuận quý III/2022 của Chevron cũng theo sát con số của quý trước.

Mặt khác, ExxonMobil thu về con số kỷ lục 19,66 tỷ USD trong quý III/2022, đánh bại kỷ lục quý II là 17,9 tỷ USD.

Trong báo cáo lợi nhuận quý III (phát hành vào tháng 10), Giám đốc tài chính Pierre Breber của Chevron nói: “Chúng tôi đang trên đà đánh bại kỷ lục dòng tiền năm 2021”.

Tháng trước, theo công bố của ông Mike Wirth - Chủ tịch kiêm CEO Chevron, vốn đầu tư năm 2023 sẽ là 14 tỷ USD, phù hợp với “những kế hoạch an toàn và dài hạn nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn, đồng lượng giảm thải nhiều carbon hơn”.

Ông Mike Wirth cho biết: “Mặc cho vấn đề lạm phát, chúng tôi vẫn có ngân sách đầu tư phù hợp với hướng chỉ đạo từ trước. Nhờ tăng trưởng vốn hiệu quả, bảng cân đối mạnh và cổ tức cao hơn, chúng tôi đang giành lại nhiều nhà đầu tư”.

Về phía ExxonMobil, vào tháng 12/2022, công ty đã công bố kế hoạch duy trì chi phí vốn đầu tư hàng năm ở mức 20-25 tỷ USD, đồng thời tăng vốn đầu tư vào những dự án ít phát thải lên tầm 17 tỷ USD. Kế hoạch sẽ duy trì cho đến năm 2027.

Còn trong năm 2023, ExxonMobil dự kiến sẽ nằm đầu tư tầm 23 - 25 tỷ USD, nhằm thúc đẩy nguồn cung và đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Ông Darren Woods - Chủ tịch kiêm CEO của ExxonMobil khẳng định: “Chúng tôi xem thành công của doanh nghiệp là một phương trình. Biểu thức bên trái, là khả năng sản xuất năng lượng và những sản phẩm mà xã hội cần. Còn biểu thức bên phải, là trở thành công ty đi đầu trong xu hướng giảm phát thải khí nhà kính từ những hoạt động của chúng tôi và của những công ty khác”.

Tuy có quyết định tăng đầu tư vào những giải pháp năng lượng sạch, cả hai ông lớn đều có ý định tiếp tục cung cấp dầu và khí đốt, vì theo họ, thế giới sẽ tiếp tục cần nhiên liệu hóa thạch trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới.

Tuy nhiên, giới bảo vệ môi trường và Nhà Trắng đã chỉ trích chiến lược này. Những nhà vận động thì cáo buộc họ thực hiện “quảng cáo xanh”, còn chính quyền Mỹ thì cáo buộc họ “trục lợi từ chiến tranh” và không đầu tư vào nguồn cung trong nước. Từ đó, chính phủ đe dọa đánh thuế lợi tức phụ thu đối với những doanh nghiệp có lối đầu tư tương tự.

Vào tháng 10/2022, Tổng thống Joe Biden cho biết, nếu những công ty dầu mỏ không đầu tư gia tăng năng lực sản xuất và lọc dầu, thì “họ sẽ phải trả mức thuế cao hơn vì đã thu về lợi nhuận siêu ngạch, đồng thời đối mặt với nhiều hạn chế khác”.

Trong những tuần gần đây, giá xăng dầu tại Mỹ đã giảm liên tục vì Chính phủ Mỹ quyết định xả kho dự trữ chiến lược. Nhờ vậy, dư luận đã ít chỉ trích ngành công nghiệp dầu mỏ hơn.

Có nhiều lần, Viện Dầu khí Mỹ (API) đã đưa ra tuyên bố nhắm vào luồng chỉ trích từ chính quyền Mỹ. Trong một tuyên bố gần đây nhất (tức cuối tháng 10), ông Mike Sommers - Chủ tịch kiêm CEO của API ghi rõ: “Thay vì đổ trách nhiệm chiết khấu giá lên ngành dầu mỏ và đổ lỗi họ vì vấn đề giá thành tăng, chính quyền của ông Joe Biden nên giải quyết nghiêm túc tình trạng mất cân đối cung - cầu khiến giá khí đốt bị đẩy cao hơn, và tạo ra những thách thức năng lượng dài hạn. Những công ty dầu mỏ không định giá hàng hóa, đó là chức năng của thị trường toàn cầu. Tăng thuế năng lượng trong nước sẽ không khuyến khích doanh nghiệp có thêm đầu tư mới trong sản xuất, gây hệ quả hoàn toàn ngược lại với những gì ta cần”.

Kế hoạch 2023: Big Oil rót hàng tỷ đô la vào hydrocarbonKế hoạch 2023: Big Oil rót hàng tỷ đô la vào hydrocarbon
Exxon nói không với tàu chở dầu có liên kết với NgaExxon nói không với tàu chở dầu có liên kết với Nga
ExxonMobil kiện EU đánh thuế “siêu lợi nhuận”ExxonMobil kiện EU đánh thuế “siêu lợi nhuận”
Exxon và Chevron chuyển hướng sang châu MỹExxon và Chevron chuyển hướng sang châu Mỹ

Ngọc Duyên

AFP