EU yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng "chủ quyền" của Síp
Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, Michel Barnier trong chuyến thăm đảo Síp. |
Trong một thông điệp được công bố vào đầu tháng 5/2019, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ý định tiến hành các hoạt động khoan thăm dò khí đốt cho đến tháng 9 tại một khu vực ở Địa Trung Hải, mà theo Síp lấn vào EEZ của nước này.
"Chúng tôi bày tỏ mối quan tâm sâu sắc" và kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự kiềm chế, tôn trọng các quyền chủ quyền của Síp (...) và kiềm chế hành động phi pháp đó”, trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, Michel Barnier nói trong chuyến thăm đảo Síp.
Trong trường hợp Ankara vẫn kiên trì với ý định của mình, EU "sẽ đáp trả một cách thích hợp", ông nói thêm. "Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, gây bất ổn ở phía đông Địa Trung Hải, đã bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi", Bộ trưởng Ngoại giao Síp Nicos Christodoulides cho biết.
Ngày 4/5, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, Federica Mogherini, đã tuyên bố quan ngại sâu sắc trước ý định của Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ngày sau, Washington cũng có tuyên bố tương tự.
Israel và Ai Cập, đã khởi động các dự án năng lượng chung với Síp, cũng lên tiếng chỉ trích Ankara. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng họ không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận phân định trên biển giữa Cộng hòa Síp và các quốc gia ven biển Địa Trung Hải khác, và họ có toàn quyền trên thềm lục địa của mình.
Giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Síp, đồng minh của Mỹ và châu Âu, liên quan đến hoạt động khai thác khí đốt ngoài khơi đảo Síp, ngày 13/5, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo các cuộc tập trận qui mô lớn tại vùng biển Địa Trung Hải, Aegean và Biển Đen.
Theo Bộ tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ, 131 tàu quân sự, 57 máy bay và 33 máy bay trực thăng tham gia vào các cuộc diễn tập này, sẽ kết thúc vào ngày 25/5.
Cộng hòa Síp, một thành viên của Liên minh châu Âu, chỉ kiểm soát hai phần ba phía lãnh thổ ở phía nam. Phần phía bắc đã bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974, khi Ankara can thiệp quân sự để đáp trả âm mưu đảo chính của những người Síp-Hy Lạp hòng thống nhất hòn đảo với Hy Lạp, điều này trái với mong muốn của người Síp- Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc phát hiện các mỏ khí khổng lồ ở phía đông Địa Trung Hải trong những năm gần đây đã khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực.
Cộng hòa Síp đã ký hợp đồng thăm dò với các tập đoàn năng lượng như Eni của Ý, Total của Pháp hay ExxonMobil của Mỹ.
Nhưng Ankara phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò và khai thác khí đốt nào mà không có sự tham gia của Cộng hòa Bắc Síp tự xưng do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Căng thẳng về thăm dò khí đốt, Thổ Nhĩ Kỳ tập trận hải quân cực lớn |
EU cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ |
ExxonMobil phát hiện mỏ khí thuộc loại lớn nhất thế giới ở Síp |
Nh.Thạch
AFP
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Triển vọng thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn eo hẹp
-
Chiến dịch bảo vệ rừng của châu Âu gặp trở ngại gì?
-
EU thắt chặt quy định các dự án hydro để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
-
EU sẽ không tham gia đàm phán về việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
EVNSPC thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội
-
Trạm biến áp 220kV Kon Tum được nâng công suất lên gấp đôi để đảm bảo điện cho khu vực