Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

EU phải làm gì trước những thách thức về khí đốt trong tương lai?

07:52 | 14/07/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Viện Jacques Delors nhấn mạnh: Châu Âu “phải giảm tiêu thụ khí đốt một cách bền vững để đảm bảo an ninh nguồn cung trên toàn lục địa".
EU phải làm gì trước những thách thức về khí đốt trong tương lai?
Một cảng nhập khẩu khí đốt tại Pháp

Tiêu thụ giảm và “lỗ hổng mới”

Trong một ghi chú của Viện nghiên cứu Jacques Delors (Pháp), nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm ông Nguyễn Phúc Vinh, bà Camille Dehard và bà Fiona Breucker cho biết: Mối quan hệ giữa châu Âu với khí đốt hóa thạch "đã có chuyển biến cực kỳ xấu và có lẽ không còn có thể khắc phục được" sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra.

Vào tháng 5/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày kế hoạch REPowerEU nhằm mục đích "giúp EU giảm 2/3 nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga trước cuối năm 2022" và "giúp châu Âu thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030", thông qua quá trình đa dạng hóa nguồn cung và giảm nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu bằng cách có ý thức tốt hơn).

Về việc giảm nhu cầu tiêu thụ, các quốc gia thành viên EU đã phần nào "thắng cược" khi họ làm giảm được tới 17,7% nhu cầu tiêu thụ khí đốt trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, so với mức trung bình trong giai đoạn cùng kỳ của 5 năm trước (trong khi đó, quy định của Liên minh châu Âu chỉ đặt mục tiêu giảm 15%). Thế nhưng, theo những tác giả của ghi chú này, có “7 quốc gia (Malta, Ireland, Slovakia, Tây Ban Nha, Ba Lan, Slovenia, Bỉ) đã không đạt được mục tiêu 15%”.

Mục tiêu tự nguyện giảm tiêu thụ khí đốt trong nội bộ EU đã được gia hạn vào cuối tháng 3/2023. Dù vậy, Viện Jacques Delors kêu gọi "duy trì mục tiêu này bằng cách áp đặt bắt buộc thay vì tự nguyện, để có thể khuyến khích tất cả các quốc gia tham gia đóng góp hữu ích”. Một quốc gia thành viên có thể đặt lộ trình giảm tiêu thụ khí đốt bắt buộc trong khoảng thời gian một năm, từ ngày 1/4/2024 đến ngày 31/3/2027. Ghi chú viết: "Năm 2027 là hạn chót để Liên minh thoát hoàn toàn khỏi khí đốt của Nga theo khuôn khổ kế hoạch REPowerEU".

Để bù đắp cho tình trạng sụt giảm nghiêm trọng do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga, viện nghiên cứu cho rằng Liên minh châu Âu đã "tạo ra những lỗ hổng mới" bằng cách tăng cường nhập khẩu LNG (chủ yếu từ Mỹ). Theo đó, so với năm 2021, EU đã nâng gấp đôi mức nhập khẩu khí đốt năm 2022, bằng cách sử dụng tàu chở LNG và hiện nay, nguồn cung giao ngay "chiếm đến 45 - 50%, đặt ra rủi ro kép về nguy cơ biến động giá và tính sẵn có của sản phẩm khi phải đối mặt với những người mua cạnh tranh" (đặc biệt, nhu cầu LNG của Trung Quốc sẽ phục hồi và cạnh tranh với EU).

Một châu Âu “đoàn kết”

Vì "thời tiết ôn hòa đã trở thành một đồng minh quý giá" trong giai đoạn mùa đông 2022-2023, nhóm nghiên cứu kêu gọi châu Âu có phản ứng hợp lý với cuộc khủng hoảng khí đốt mà không dựa vào điều kiện kinh tế thuận lợi.

Để làm được điều này, sự đoàn kết dường như là “yếu tố chính đảm bảo an ninh cho nguồn cung của châu Âu”. Sự đoàn kết này có thể được thể hiện bằng cách tối ưu hóa vị trí của những kho cảng LNG trên lãnh thổ châu Âu, chủ yếu là cùng "vận hành chung những cơ sở tái khí hóa, giúp tập hợp lại những khoản đầu tư vào dự án có vị trí địa lý phù hợp với việc nhập khẩu chung khí đốt một cách công bằng và đảm bảo nâng tỷ lệ sử dụng cơ sở hạ tầng".

Sáng kiến đấu thầu chung nhằm đáp ứng một phần nhu cầu khí đốt của châu Âu cũng được xem là "bước đầu tiên hướng tới cơ chế mua khí đốt chung và minh họa cho việc châu Âu dần thêm đoàn kết trong mùa đông tới".

Những quốc gia thành viên cũng cần phải nâng cao ý thức sử dụng năng lượng cho người tiêu thụ, nhưng phải đảm bảo “công bằng về mặt xã hội” ở những quốc gia đó, bằng cách đưa ra phương tiện “hỗ trợ phù hợp cho những hộ gia đình dễ bị tổn thương, giúp mọi người có khả năng tiếp cận đủ năng lượng". Thêm vào đó, cần “thông qua những biện pháp với mục tiêu hạn chế nguy cơ tiêu thụ quá đà ở những đối tượng tiêu dùng lớn nhất”.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng đề xuất Ủy ban châu Âu xuất bản "một khung hướng dẫn về nâng cao nhận thức sử dụng năng lượng vào mùa thu”, bao gồm một danh sách những thực hành tốt về chủ đề này, và nhiều điều khác.

Hợp đồng LNG ngắn hạn hay dài hạn mới thực sự quan trọng đối với châu Âu?Hợp đồng LNG ngắn hạn hay dài hạn mới thực sự quan trọng đối với châu Âu?
Nga sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt lên Naftogaz của UcrainaNga sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt lên Naftogaz của Ucraina
Dừng khí đốt qua Ucraine: Lời đe doạ nặng kýDừng khí đốt qua Ucraine: Lời đe doạ nặng ký

Ngọc Duyên

AFP