Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

EU muốn thoát khỏi “bóng ma” dầu khí Nga

06:12 | 23/09/2022

1,690 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc phương Tây chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga có tác động rất lớn đến tương lai của các dòng chảy thương mại. Tới năm 2024, Nga có thể sẽ mất đi những khách hàng lớn nhất của mình, vốn chiếm khoảng 60% tổng doanh thu xuất khẩu dầu khí và 40% ngân sách nhà nước.

Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn không mấy êm đềm, sẽ càng thêm căng thẳng sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, đã tác động không nhỏ đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, Nga được biết đến là nước xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất cho nền kinh tế châu Âu. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, đồng thời công bố kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga. Thế nhưng, ngay cả khi chiến sự tại Ukraine đã diễn ra hơn 5 tháng, dầu và khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy sang các quốc gia phương Tây.

EU muốn thoát khỏi “bóng ma” dầu khí Nga
Đường ống dẫn khí đốt thuộc Dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức

Thoát khỏi “bóng ma” năng lượng Nga

Bài toán lớn nhất mà các nhà lãnh đạo thế giới phải tìm ra lời giải là: Làm thế nào để loại bỏ sự phụ thuộc, thoát khỏi “bóng ma” dầu khí Nga?

Trên thị trường năng lượng và hàng hóa toàn cầu, cho đến nay, các vấn đề về an ninh quốc gia chưa bao giờ đóng nhiều vai trò trong việc quyết định các chính sách năng lượng ở phương Tây. Tuy nhiên, khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra, những vấn đề đó càng có vai trò vô cùng quan trọng. Mỹ và Canada đã chặn nhập khẩu dầu mỏ Nga, trong khi Anh cam kết loại bỏ dầu Nga vào cuối năm 2022.

Khí đốt của Nga vẫn đang chảy sang châu Âu. Tuy nhiên, EU, đặc biệt là Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt Nga, đã quyết tâm thay đổi điều này. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã tuyên bố rằng, Đức sẽ cắt đứt hoàn toàn khí đốt của Nga vào giữa năm 2024.

Những phương án thay thế

Nhiều phương án thay thế đang được tính đến. Mỹ đã cam kết tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang EU lên 15 tỉ m3 vào cuối năm 2022, tăng gần 70% so với năm 2021. EU có kế hoạch tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ thêm 50 tỉ m3 mỗi năm cho đến năm 2030. Ngoài ra, EU cũng có thể nhập khẩu thêm khí đốt từ Algeria, thúc đẩy chuyển dịch sang năng lượng tái tạo và khai thác năng lượng hạt nhân.

Việc phương Tây muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga có thể là vĩnh viễn. Điều này được dự báo có tác động rất lớn đến tương lai của các dòng chảy thương mại. Tới năm 2024, Nga có thể sẽ mất đi những khách hàng lớn nhất của mình, vốn chiếm khoảng 60% tổng doanh thu xuất khẩu dầu khí và 40% ngân sách nhà nước.

Trung Quốc, Ấn Độ dù đang tăng cường nhập khẩu dầu thô giá rẻ của Nga trong những tháng gần đây, rõ ràng là sự gia tăng nhập khẩu dầu thô của Nga là không đủ để Nga bù đắp cho việc mất đi các thị trường Mỹ và EU. Ngoài ra, Nga cũng cần thay đổi cách tiếp cận bao gồm xây dựng thêm các đường ống dẫn dầu khí từ vùng Viễn Đông của Nga đến châu Á, nhưng sẽ cần nhiều năm mới có thể hoàn thành.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng về năng lượng, việc chuyển sang các lựa chọn thay thế dầu khí sẽ được đẩy nhanh. Nhiều chuyên gia đã nghĩ về hạt nhân - nguồn năng lượng sạch mà các quốc gia thường bỏ qua do những lo ngại về độ an toàn.

Trên thực tế, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, có những công nghệ hạt nhân thế hệ mới bao gồm các lò phản ứng nhỏ hơn và các nhà máy cũng được vận hành an toàn hơn. Năng lượng hạt nhân có khả năng mở rộng hơn và ít bị gián đoạn hơn so với năng lượng gió hay năng lượng mặt trời. Hạt nhân hiện chỉ cung cấp khoảng 10% lượng điện của thế giới, vì vậy, quy mô mở rộng của nó rất lớn và có thể trở thành nguồn năng lượng đáng kể trong tương lai.

EU muốn thoát khỏi “bóng ma” dầu khí Nga
Nhà máy điện hạt nhân tại Gundremmingen, miền Nam nước Đức

Được biết, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đang cân nhắc việc kéo dài hoạt động của 3 lò phản ứng hạt nhân mà Đức có kế hoạch đình chỉ hoạt động trong năm 2022. Nhật Bản cũng đang xem xét việc nối lại sử dụng năng lượng hạt nhân, một lựa chọn mà Tokyo hầu như đã từ bỏ sau thảm họa Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Trong khi đó, hạt nhân cũng được xem là lựa chọn năng lượng tiềm năng của quốc đảo Singapore trong tương lai, bên cạnh các nguồn năng lượng truyền thống...

Triển vọng tương lai

Giới chuyên gia dự báo, giá xăng sẽ vẫn ở mức cao ít nhất cho đến năm 2026. EU muốn nhanh chóng giảm thiểu 150 tỉ m3 khí nhập khẩu của Nga để đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng. Không có nơi nào có đủ nguồn cung cấp khí đốt thay thế trong 4 năm tới cho đến khi lượng LNG mới từ Mỹ và Qatar được cung cấp.

Đối với châu Âu, đó sẽ là việc tối đa hóa nhập khẩu khí qua đường ống từ Na Uy, Azerbaijan và Bắc Phi.

Trong khi đó, giá khí đốt cao có nghĩa là triển vọng của than sẽ sáng sủa hơn. Việc chuyển đổi khí đốt sang than đá đã đẩy giá carbon tăng lên trong hệ thống thương mại khí thải của EU và Anh (ETS). Theo dự báo, sự phát triển thị trường carbon sẽ nâng giá ETS lên hơn 100 USD/tấn vào năm 2030. Cuối cùng, giá dầu cao có thể dẫn đến một số khoản đầu tư thượng nguồn gia tăng chủ yếu vào các dự án chu kỳ ngắn và nguồn cung nhiều hơn.

Một xu hướng mới xuất hiện, đó là các nhà cung cấp mới. Có thể điểm mặt những nhà cung cấp mới như Qatar và Algeria. Từ lâu, Algeria đã là một đối tác có vai trò khá lớn trong xuất khẩu dầu khí toàn cầu. Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lại càng mở rộng lối vào thị trường EU cho quốc gia Bắc Phi này. Trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU kỳ vọng vào những hệ thống đường ống dẫn khí đốt mới.

Đường ống có tên Kết nối khí đốt Hy Lạp - Bulgaria trị giá 240 triệu euro đã hoàn thành trong tháng 4-2022. Đường ống sẽ vận chuyển 3 tỉ m3 khí đốt mỗi năm và có khả năng mở rộng lên 5 tỉ m3, được cấp vốn hoạt động từ Bulgaria, Hy Lạp, đồng thời nhận được ủng hộ chính trị mạnh mẽ của Mỹ và EU. 8 đường ống mới cũng có thể được xây dựng tại Đông Âu trong thời gian tới.

Mỹ đã cam kết tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang EU lên 15 tỉ m3 vào cuối năm 2022, tăng gần 70% so với năm 2021. EU có kế hoạch tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ thêm 50 tỉ m3 mỗi năm cho đến năm 2030. Ngoài ra, EU cũng có thể nhập khẩu thêm khí đốt từ Algeria.

Minh Quân

Tin Thị trường: Gazprom tạm dừng cung cấp khí đốt cho Trung QuốcTin Thị trường: Gazprom tạm dừng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc
Cuộc chiến tranh giành LNG giữa châu Âu và châu ÁCuộc chiến tranh giành LNG giữa châu Âu và châu Á
Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận mua khí đốt của Nga bằng đồng rúpThổ Nhĩ Kỳ chấp nhận mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp
Kho chứa khí đốt của Đức chỉ đủ dùng trong 2,5 thángKho chứa khí đốt của Đức chỉ đủ dùng trong 2,5 tháng
Châu Âu cấp tập tính kế đối phó thiếu hụt năng lượng vào mùa đôngChâu Âu cấp tập tính kế đối phó thiếu hụt năng lượng vào mùa đông
Bị cấm vận, đại gia dầu mỏ Nga Bị cấm vận, đại gia dầu mỏ Nga "xoay tiền" bằng trái phiếu đồng nhân dân tệ
Châu Âu tìm cách giải bài toán giá năng lượng cao kỷ lụcChâu Âu tìm cách giải bài toán giá năng lượng cao kỷ lục