Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

EU không có kế hoạch cấm LNG của Nga ngay lập tức

21:30 | 08/09/2023

313 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Do lo ngại về một đợt tăng giá khác, nên Liên minh châu Âu không có kế hoạch ngắn hạn để cấm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga mặc dù nhập khẩu vào khối này tăng vọt, Bộ trưởng năng lượng Tây Ban Nha cho biết.
ADNOC Gas ký kết thỏa thuận cung cấp LNG trị giá hàng trăm triệu USD với PetroChinaADNOC Gas ký kết thỏa thuận cung cấp LNG trị giá hàng trăm triệu USD với PetroChina
Moldova sẵn sàng thách thức các yêu cầu của Gazprom trước tòaMoldova sẵn sàng thách thức các yêu cầu của Gazprom trước tòa
EU không có kế hoạch cấm LNG của Nga ngay lập tức
Ảnh minh họa

Doanh thu năng lượng của Nga đã giảm kể từ khi các cường quốc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng đối với Moscow, nhưng LNG vẫn mang về hàng tỷ USD.

Bộ trưởng năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera nói với Reuters: “Có cảm giác khan hiếm và sợ hãi”, đề cập đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vào năm ngoái.

Tây Ban Nha giữ chức chủ tịch luân phiên EU cho đến cuối tháng 12, điều đó cho phép nước này ưu tiên ra quyết định lập pháp.

Tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga của khối này đã giảm kể từ năm ngoái, sau khi Nga cắt dòng chảy sang châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây đối với nền kinh tế của nước này, và vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream.

Tuy nhiên, nhập khẩu LNG từ Nga của châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021 và trước cuộc xung đột ở Ukraine. Dòng chảy này không có dấu hiệu chậm lại, mặc dù EU đặt mục tiêu ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027. Khối này đã cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển như dầu diesel.

“Tôi đoán sớm hay muộn nếu mọi thứ không thay đổi ở Nga và Ukraine thì (lệnh cấm) này vẫn sẽ diễn ra. Nhưng hiện tại, sau cuộc khủng hoảng năm ngoái, Ủy ban Châu Âu và các quốc gia thành viên muốn xem mọi thứ diễn biến như thế nào một cách hòa bình để tránh thêm bất ổn", bà Ribera nói.

Ngành công nghiệp và sản xuất châu Âu đã phải giảm sản lượng vào năm ngoái trước tình trạng chi phí năng lượng tăng vọt, dẫn đầu là khí đốt, cộng thêm tình trạng lạm phát vốn đã gia tăng sau đại dịch. Nền kinh tế Đức - động lực của châu Âu - rơi vào suy thoái nhẹ trong mùa đông.

Theo Bộ tài chính, trong 8 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ dầu khí của Nga đã giảm 38,1% so với cùng kỳ năm ngoái do khối lượng bán hàng giảm.

LNG vẫn mang lại cho Nga hàng tỷ đô la, công ty tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels tính toán rằng châu Âu đã trả cho Nga 12 tỷ euro (12,85 tỷ USD) cho LNG từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 2 năm nay.

Tây Ban Nha đã trở thành khách hàng mua LNG lớn thứ hai của Nga trên toàn cầu.

Yến Anh

Reuters