EU bắt đầu soạn thảo lệnh cấm vận dầu Nga
EU bắt đầu soạn thảo lệnh cấm vận dầu Nga bất chấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên (Ảnh: Bloomberg). |
Theo đó, lệnh cấm vận này có thể sẽ được áp dụng một cách từ từ, tương tự như lệnh cấm vận than của Nga được lên kế hoạch bắt đầu từ tháng 8, để các nhà nhập khẩu có thời gian tìm các nhà cung cấp thay thế.
Các quan chức chính phủ Ukraine đã nhiều lần kêu gọi EU cấm vận hoàn toàn với nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Tuy nhiên, một số thành viên EU, đặc biệt là Hungary, đã phản đối lệnh cấm vận này. Hungary cho rằng tác động của lệnh cấm dầu Nga đối với nền kinh tế sẽ rất tàn khốc.
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cũng từ chối lệnh cấm vận dầu Nga của Liên minh châu Âu vào lúc này. Nước này đồng thời phản đối việc thanh toán bằng đồng rúp cho các đơn hàng năng lượng của Nga mà Tổng thống Nga Putin yêu cầu với những "quốc gia không thân thiện".
Trong khi đó, trong cuộc hội đàm với EU tuần trước, Tổng thư ký OPEC đã khẳng định không thể lấp đầy khoảng trống do nguồn cung của Nga bị cấm vận.
Theo OPEC, các lệnh trừng phạt hiện tại và tương lai đối với Nga có thể tạo ra một trong những cú sốc cung dầu mỏ tồi tệ nhất và EU sẽ không thể thay thế được khối lượng này.
"Hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu khác từ Nga có thể bị mất đi mỗi ngày do các lệnh trừng phạt hiện tại và tương lai hoặc các hành động tự nguyện khác", Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết tại cuộc hội đàm với EU hôm 11/4.
Theo ông, với việc xem xét triển vọng nhu cầu hiện tại, gần như không thể thay thế được khối lượng thiếu hụt này.
Đây có lẽ là lý do tại sao Brussels đang thảo luận về cách tiếp cận với lệnh cấm này theo từng giai đoạn.
Tuần trước, Nghị viện châu Âu đã tham gia chiến dịch gây sức ép, kêu gọi một lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu, than, khí đốt và năng lượng hạt nhân của Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Nga.
Theo các nguồn tin của New York Times, lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ chỉ được thảo luận sau cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11