Đường sắt Cát Linh - Hà Đông an toàn, tương đồng các dự án tại Trung Quốc!
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã cho biết như vậy trong văn bản gửi Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (KTNN) mới đây, kiến nghị chấp thuận Hội đồng KTNN xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Theo Bộ GTVT, công trình đã hoàn thành và nghiệm thu đảm bảo đúng quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế được duyệt, nội dung hợp đồng dự án, đảm bảo theo đúng công năng thiết kế và đáp ứng các chỉ tiêu vận hành theo tiêu chuẩn dự án; toàn bộ kết quả thực hiện, nghiệm thu đã được báo cáo Hội đồng KTNN theo quy định.
Về kết quả đánh giá an toàn hệ thống, Bộ GTVT nêu nguyên lý và quy trình chứng nhận an toàn dựa trên rủi ro theo vòng đời và các tiêu chuẩn tương đương, đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với dự án đường sắt đô thị xây dựng mới được thực hiện theo quy trình vòng đời của hệ thống gồm 14 giai đoạn.
Theo đó, 14 giai đoạn này bao gồm: Lên ý tưởng, xác định hệ thống và các điều kiện khai thác, phân tích rủi ro, các yêu cầu hệ thống, phân chia các yêu cầu hệ thống, thiết kế và thi công, chế tạo sản xuất, lắp đặt, xác nhận hệ thống (bao gồm chấp nhận an toàn và thử hoạt động), nghiệm thu hệ thống, vận hành và bảo dưỡng, giám sát hoạt động, hoán cải và cải tiến, ngừng hoạt động và hủy bỏ.
Bộ GTVT khẳng định đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã đủ điều kiện an toàn để đưa vào khai thác (Ảnh: Tiến Tuấn). |
Bộ GTVT cho biết, tại châu Âu và Trung Quốc đều thực hiện theo quy trình 14 giai đoạn này. Trong đó, Trung Quốc áp dụng từ năm 2013 cho đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống tín hiệu, không áp dụng cho các hệ thống khác ngoài hệ thống tín hiệu. Đến năm 2020, tiêu chuẩn mới quy định đánh giá an toàn hệ thống cho dự án đường sắt đô thị và áp dụng đánh giá chứng nhận an toàn cho một số hệ thống thiết bị quan trọng ngoài hệ thống tín hiệu.
Tư vấn ATC - đơn vị tư vấn độc lập của Pháp - đã tiến hành đánh giá an toàn hệ thống từ năm 2018 và hoàn thiện 13 báo cáo đánh giá, cấp chứng nhận an toàn vào ngày 5/5. Bộ GTVT đã chấp thuận trên cơ sở tiêu chuẩn và thực tế dự án đáp ứng tiêu chuẩn của đường sắt đô thị Trung Quốc, cũng như tương đồng với các dự án tại Trung Quốc thực hiện trước năm 2020.
Theo Hợp đồng EPC và quy định áp dụng thì dự án phải triển khai công tác vận hành thử toàn hệ thống để nghiệm thu hoàn thành trước khi đưa vào vận hành khai thác, tùy thuộc vào mức độ nghiệm thu nếu còn tồn tại nhỏ không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có thể đưa vào khai thác có điều kiện theo quy định hiện hành.
Hiện tại dự án được nghiệm thu hoàn thành và kết quả vận hành thử đã đảm bảo các chỉ tiêu vận hành khai thác theo đúng thiết kế. Năng lực tối đa toàn tuyến theo thiết kế là 24 đoàn tàu cùng hoạt động với giãn cách tối thiểu 2,3 phút; thiết kế vận hành giai đoạn ban đầu như hiện nay (đầu tư 13 đoàn tàu) với tối đa 10 đoàn tàu hoạt động trên tuyến với giãn cách 6 phút, đồng nghĩa với việc khi đưa vào khai thác hiện nay cũng chỉ khai thác chưa đến 50% năng lực tối đa theo thiết kế.
Bộ GTVT khẳng định có thể đưa công trình vào khai thác mà không cần giảm chỉ tiêu nào cho dù vẫn còn một số tồn tại và một số phát hiện được Tư vấn ACT khuyến cáo cải tiến nâng cao trong quá trình khai thác.
"Dự án được xác định đã hoàn thành đáp ứng được các tiêu chuẩn, thiết kế, quy định quản lý chất lượng hiện hành. Dự án đã được đánh giá, cấp chứng nhận an toàn hệ thống của Tư vấn ACT Pháp; đủ điều kiện an toàn cho vận tải hành khách theo xác nhận của Tư vấn Ricardo.
Dự án đáp ứng được các yêu cầu theo quy định hiện hành về an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, đăng kiểm phương tiện, huấn luyện đào tạo. Toàn bộ dự án đã được nghiệm thu tổng thể hoàn thành và báo cáo Hội đồng KTNN" - Bộ GTVT khẳng định.
Bộ GTVT kiến nghị Hội đồng KTNN xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư đối với dự án làm cơ sở tiến hành bàn giao công trình đưa vào vận hành khai thác.
Theo Dân trí
Bộ trưởng GTVT: Vận hành thương mại đường sắt Cát Linh-Hà Đông cuối tháng 4 |
Tàu Cát Linh - Hà Đông được kiểm định chất lượng như thế nào? |
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
-
Hoa Kỳ, Ấn Độ hợp tác khai thác khoáng sản quan trọng ở các nước thứ ba
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (17/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Hà Nội đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực