Dự thảo Đề án thí điểm Chính quyền đô thị TP HCM sắp về đích
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: TP HCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực và cả nước, nên cần có cơ chế riêng tạo điều kiện để TP HCM phát huy hết tiềm năng, nguồn lực.
Đề án thí điểm Chính quyền đô thị là đề án phức tạp và rất mới, được thành phố chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng, trách nhiệm. Sau cuộc họp này, Chính phủ sẽ có một cuộc họp cuối về đề án Chính quyền đô thị TP HCM trước khi báo cáo Bộ Chính trị vào ngày 13/3 và sau đó trình Quốc hội xem xét.
Hội nghị thông qua Dự thảo Đề án thí điểm Chính quyền đô thị TP HCM
Báo cáo Dự thảo Đề án tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho biết, so với nội dung đề án trước đây, đề dự thảo Chính quyền đô thị lần này có điều chỉnh, bổ sung và cập nhật theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và có sự góp ý của các cơ quan, chuyên gia...
Trong Dự thảo Đề án, chính quyền đô thị TP HCM là hình thức chính quyền địa phương tại một đô thị đặc biệt, được tổ chức thành 2 cấp, gồm thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở. Trong đó, chính quyền cấp cơ sở gồm các thành phố trực thuộc, thị trấn, xã.
Còn chính quyền TP HCM trực thuộc Trung ương có HĐND và UBND, được hình thành từ bốn thành phố (Đông, Tây, Nam, Bắc của 6 quận, 2 huyện đang đô thị hóa) và các quận hiện hữu. Trước khi sửa đổi, trong Dự thảo có đề nghị nơi nào có HĐND thì gọi là UBND, nơi nào không có HĐND thì gọi là Ủy ban hành chính. Sau đợt sửa đổi lần này, TP HCM đề nghị thống nhất tên chung là UBND như ý kiến của Bộ Nội vụ.
Do 13 quận ở nội thành không tổ chức HĐND nên ông Lê Hoàng Quân trình bày kiến nghị Trung ương cho phép tăng số lượng đại biểu HĐND cấp Thành phố từ 95 lên 200 (trong đó 35% là đại biểu chuyên trách) để tổ chức các Đoàn đại biểu HĐND TP HCM nhằm tăng cường vai trò dân chủ đại diện nhân dân và vai trò giám sát của HĐND ở địa bàn không tổ chức HĐND.
Về tên gọi bốn thành phố trực thuộc TP HCM (Đông, Tây, Nam, Bắc), TP HCM kiến nghị Chính phủ vẫn giữ nguyên tên gọi là thành phố. Vì là đơn vị hành chính tương đương thị xã, quận, huyện nên thành phố trực thuộc tỉnh phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Đồng thời ông Lê Hoàng Quân kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép sớm thành lập bốn thành phố trực thuộc để tiến hành tổ chức bầu cử nhiệm kỳ 2016 - 2021, bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc tổ chức một chính quyền đô thị là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, đặc biệt là với TP HCM.
Nguyễn Hiển
-
Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam
-
Tổng kết và trao giải Hội thi tay nghề thanh niên TP HCM năm 2024
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh nơi bố trí tái định cư của dự án Vành đai 2 TP HCM
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh hai đoạn Vành đai 2 TP HCM sắp khởi công
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường